Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ |
Cơ quan chủ trì | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Cơ quan thực hiện | Học viện Múa Việt Nam |
Loại đề tài | Đề tài cấp Bộ |
Lĩnh vực nghiên cứu | Nghệ thuật |
Chủ nhiệm(*) | Lê Ngọc Canh |
Ngày bắt đầu | 01/2011 |
Ngày kết thúc | 12/2012 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ là một loại hình nghệ thuật đặc trưng và là sản phẩm trí tuệ sáng tạo độc đáo trong văn hóa Kh'mer Nam Bộ. Được hình thành và phát triển trong tiến trình lịch sử tộc người. Nó có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt văn hóa cộng đồng là di sản văn hóa quý giá của cộng đồng người Kh'mer Nam Bộ.
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường với xu thế giao lưu, hội nhập, bên cạnh những khởi sắc tích cực của nền kinh tế đã bộc lộ những yếu tố tiêu cực đang làm sói mòn, lu mờ những giá trị văn hóa truyền thống trong đó có nghệ thuật múa Kh'mer Nam Bộ. Mặt khác, lớp trẻ ít quan tâm tới văn hóa nghệ thuật dân tộc, các nghệ nhân già yếu, mai một nhiều, nghệ thuật múa có nguy cơ tan biến dần hoặc mất gốc. Tính cấp thiết là phải sưu tầm, nghiên cứu, bảo lưu, phát triển nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Đây là công trình tích hợp hệ thống lý luận và thực tiễn, chưa từng có ở Việt Nam. Đề tài, nội dung mới, nó tống quát các lĩnh vực của nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ.
Mục tiêu
Công trình xác lập những mục tiêu như sau:
1. Phác thảo tổng quan diện mạo văn hóa và nghệ thuật múa truyền thống của người Kh'mer Nam Bộ.
2. Hệ thống, phân loại các hình thái mùa: Dân gian, Tín ngưỡng, Tôn giáo, Cổ điển (Rom Rô Băm)
3. Quy nạp những đặc điểm, giá trị, bản chất nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ và xây dựng bản đồ múa Kh'mer Nam Bộ
4. Nghiên cứu mối quan hệ giữa nghệ thuật mùa với tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục và các loại hình nghệ thuật khác.
5. Nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt giữa múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ với múa Campuchia. Đề từ đó nhận biết những giá trị bản chất sáng tạo của người Kh'mer Nam Bộ đã được bản địa hóa, phù hợp với tư duy thẩm mĩ, tâm hồn dân tộc.
6. Xác lập những định hướng, những giải pháp bảo tồn, kế thừa, phát triển nghệ thuật múa truyền thống Kh'mer Nam Bộ trong thời kỳ mới.
Nội dung
PP nghiên cứu
1. Phương pháp lịch sử, phương pháp nghiên cứu điền dã
2. Phương pháp hệ thống phân loại
3. Phương pháp liên ngành
4. Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp.
Các phương pháp trên được thực hiện song hành, hoặc đan xen, chúng tạo ra phương pháp tổng hòa trong quá trình thực hiện công trình.
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
File đính kèm