Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích văn hóa lịch sử |
Cơ quan chủ trì | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Cơ quan thực hiện | Cục Di sản văn hóa |
Loại đề tài | Chương trình cấp Bộ |
Lĩnh vực nghiên cứu | Văn hóa |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Viết Cường |
Ngày bắt đầu | 01/2021 |
Ngày kết thúc | 12/2022 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Mục tiêu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay (nghiên cứu trường hợp tại một số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu).
- Đề xuất khung tiêu chí đánh giá môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất giải pháp xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung
Nội dung 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
-Nội dung 2: Thực trạng xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung 3: Đề xuất tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam hiện nay.
PP nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đó là việc thu thập, tập hợp các nguồn tài liệu có nội dung liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích văn hóa lịch sử, dưới dạng thành văn, video, hình ảnh, bản đồ... tại các thư viện, viện nghiên cứu, trường đại học, Ban/Trung tâm quản lý di tích... điều này vừa đánh giá một cách tổng quan vấn đề nghiên cứu cũng như hỗ trợ trong việc tìm hiểu, phân tích và lý giải các kết quả trong quá trình nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Đó là việc tiến hành các đợt khảo sát thực địa tại một số lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (Quần thể danh thắng Tràng An (tỉnh Ninh Bình); Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử và Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)... Tại các địa bàn nghiên cứu tiến hành việc quan sát, phỏng vấn, ghi chép, chụp hình nhằm tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng môi trường văn hóa và xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm di tích văn hóa lịch sử đó. Bên cạnh đó, các tài liệu, văn bản khác có liên quan tại địa bàn nghiên cứu cũng được chú trọng thu thập.
- Phương pháp chuyên gia: Để có cái nhìn đa chiều và chuyên sâu, các nội dung nghiên cứu và sản phẩm của đề tài sẽ xin kiến góp ý của các chuyên gia. Các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu, quản lý về văn hóa, lịch sử xã hội, môi trường văn hóa, làm việc tại các cơ quan, đơn vị như Cục Di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Văn phòng UNESCO Việt Nam tại Hà Nội, các Ban/Trung tâm quản lý di tích.
- Phương pháp so sánh: Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá chỉ ra những điểm mạnh, yếu, giống nhau, khác nhau, từ đó có cơ sở đề xuất khung tiêu chí đánh giá môi trường văn hóa tại các điểm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Hiệu quả KTXH
ĐV sử dụng
File đính kèm