Tóm tắt nội dung TCVN, QCVN

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng được 30 tiêu chuẩn quốc gia và 01 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Tóm tắt một số nội dung chính của các TCVN, QCVN như sau:

TCVN 7796:2009 Bãi cắm trại du lịch (Standards of Tourist Camping Site)

TCVN 7796: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu cho bãi cắm trại du lịch, không áp dụng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo bãi cắm trại du lịch.

Một số thuật ngữ sử dụng trong TCVN như: Bãi cắm trại du lịch (tourist camping site) Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại; Đơn vị trại (camping unit) Một khoảnh đất dựng lều cho 2 người hoặc cho một phòng ngủ di động (caravan) bốn người hoặc một phòng ngủ trong nhà xây cố định tại bãi cắm trại.

Yêu cầu tối thiểu đối với bãi cắm trại đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch quy định bao gồm:

Vị trí, tổ chức không gian, diện tích trong đó vị trí phải cách bờ biển 100 m và không vi phạm hành lang an toàn; cách đường cao tốc, đường quốc lộ, đường sắt 50 m.

Về trang thiết bị, tiện nghi với các yêu cầu chung như: Bảng tên, biển hạng đặt ở chỗ dễ thấy, được chiếu sáng vào ban đêm; Sơ đồ, biển báo, biển chỉ dẫn các khu vực dịch vụ, đường giao thông nội bộ; Cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy 24/24 h; Dự trữ nước sạch tối thiểu cho ba ngày; Hệ thống thoát nước thải, nước mưa đảm bảo vệ sinh môi trường; Cung cấp điện 24/24 h; Đèn và biển báo thoát hiểm ở các khu vực dịch vụ; Chiếu sáng ở các khu công cộng, đường giao thông nội bộ; Ổ cắm điện, dây điện và đèn điện cho các đơn vị trại; Máy phát điện; Phương tiện thông tin liên lạc: điện thoại, fax...

 

TCVN 7795:2009 Biệt thự du lịch – xếp hạng (Tourist Villa – Classification)

TCVN 7795: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu để xếp hạng biệt thự du lịch, không áp dụng để xếp hạng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo biệt thự du lịch.

Theo đó, Biệt thự du lịch (Tourist Villa) có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú; có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm biệt thự du lịch.

Căn cứ chất lượng, biệt thự du lịch được xếp hai hạng: Hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch và Hạng cao cấp.

Với loại Biệt thự du lịch, một số yêu cầu về Trang thiết bị, tiện nghi như: Trang thiết bị, tiện nghi đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng; Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 h, có hệ thống điện dự phòng và hệ thống đèn tích điện; Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy 24/24 h, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; Hệ thống thông gió hoạt động tốt; Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt; Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Người quản lý và nhân viên phục vụ phải đạt trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính: được đào tạo hoặc tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, vi tính phù hợp với vị trí công việc và hạng biệt thự du lịch hoặc cụm biệt thự du lịch; Có sức khoẻ phù hợp với yêu cầu công việc, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ một năm một lần (có giấy chứng nhận của y tế); Mặc trang phục đúng quy định, đeo phù hiệu tên trên áo.

Về vấn đề bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh an toàn thực phẩm cần được thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền.

TCVN 7797:2009 Làng du lịch – xếp hạng (Holiday Village – Classification).

TCVN 7797:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu để xếp hạng làng du lịch, không áp dụng để xếp hạng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp làng du lịch.

Một số thuật ngữ được sử dụng trong TCVN này như: (1) Làng du lịch (holiday village) Cơ sở lưu trú du lịch gồm tập hợp các biệt thự hoặc một số loại cơ sở lưu trú khác như căn hộ, băng-ga-lâu (bungalow) và bãi cắm trại, được xây dựng ở nơi có tài nguyên du lịch, cảnh quan thiên nhiên đẹp, có hệ thống dịch vụ gồm các nhà hàng, quầy bar, cửa hàng mua sắm, khu vui chơi giải trí, thể thao và các tiện ích khác phục vụ khách du lịch. (2) Băng-ga-lâu (bungalow) nhà thấp tầng được xây dựng đơn chiếc hoặc thành dãy, cụm riêng biệt với các tiện nghi phục vụ khách du lịch. (3) Khu phục vụ đặc biệt (executive area) Khu vực dành riêng cho cụm biệt thự cao cấp trong làng du lịch, có lễ tân riêng phục vụ khách nhận và trả buồng nhanh, có diện tích và trang thiết bị, tiện nghi dành cho khách thư giãn, phục vụ ăn uống 24/24 h, dịch vụ văn phòng, dịch thuật, hội thảo theo yêu cầu của khách lưu trú trong khu;

Về xếp hạng, căn cứ vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, làng du lịch được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.

Làng du lịch phải đạt các yêu cầu (chung) về: Vị trí, Kiến trúc, Trang thiết bị, tiện nghi, Dịch vụ và chất lượng phục vụ, Người quản lý và nhân viên phục vụ, Bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

TCVN 7799:2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch (Standards of Tourist Guest House)

TCVN 7799: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu về nhà nghỉ du lịch, không áp dụng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp nhà nghỉ du lịch.

Có 2 thuật ngữ trong TCVN này là: Nhà nghỉ du lịch (tourist guest house) là cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn; Buồng ngủ (Bed room) là buồng có phòng ngủ và phòng vệ sinh.

Theo TCVN này, nhà nghỉ du lịch được phân chia thành 02 loại: Dưới 10 buồng ngủ; Từ 10 buồng ngủ trở lên.

Năm 2017, Bộ VHTTDL đã giao Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch xây dựng TCVN 7799:2017  Nhà nghỉ du lịch theo trình tự và quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo quy trình thì sau khi thẩm tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 12 năm 2017.

 

TCVN 7800:2009 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Standards of Homestay)

TCVN 7800: 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quôc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" biên soạn trên cơ sở dự thảo đề nghị của Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu cho nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, không áp dụng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.

Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Homestay) là nơi sinh sống của người sở hữu nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà.

Năm 2016, Bộ VHTTDL đã giao Vụ Khách sạn – Tổng cục Du lịch xây dựng TCVN 7800:2017 Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (Hủy bỏ TCVN 7800:2009). Theo quy trình thì sau khi thẩm tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 12 năm 2017.

 

TCVN 9372:2012 Tàu thủy lưu trú du lịch-Xếp hạng (Tourist boat - Classification).

TCVN 9372:2012 do Tổng cục Du lịch - Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu tối thiểu để xếp hạng cho tàu thuỷ lưu trú du lịch đăng ký hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, không áp dụng để xếp hạng các loại tàu thuỷ và các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này có thể được tham khảo khi thiết kế đóng mới hoặc hoán cải tàu thuỷ lưu trú du lịch.

Tàu thuỷ lưu trú du lịch (tourist boat) Phương tiện thuỷ chở khách du lịch có buồng ngủ, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật, an ninh trật tự và các quy định khác của pháp luật; đảm bảo các tiêu chuẩn về thiết kế kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ và nhân lực theo tiêu chuẩn này. Buồng ngủ (bed room) Buồng cho khách du lịch có phòng ngủ và phòng vệ sinh. Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ trên tàu (managers and staff in the boat’s service areas) Những người đảm nhận các chức danh trực tiếp phục vụ khách lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác trên tàu, gồm: người quản lý, điều hành chung các khu vực dịch vụ, người quản lý từng khu vực dịch vụ và nhân viên phục vụ tại các khu vực dịch vụ. Người điều khiển, vận hành tàu (boat’s controllers and operators) Những người đảm nhận các chức danh trên phương tiện thủy theo quy định của ngành giao thông vận tải.

Căn cứ vào thực tế về kiến trúc; trang thiết bị tiện nghi; dịch vụ và chất lượng phục vụ; người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ, người điều khiển, vận hành tàu; thực trạng bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tàu thuỷ lưu trú du lịch được xếp theo 5 hạng: hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao và 5 sao.

Yêu cầu chung đối với Tàu thủy lưu trú du lịch bao gồm: Yêu cầu về Thiết kế kiến trúc; Trang thiết bị tiện nghi; Dịch vụ và chất lượng phục vụ; Người quản lý và nhân viên các khu vực dịch vụ; người điều khiển, vận hành tàu; Bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

TCVN 9506:2012 Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa

TCVN 9506:2012 Cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa (Tourist accommodation and other related services – Terminology) được xây dựng trên cơ sở ISO 18513:2003. TCVN 9506:2012 do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa sử dụng trong các cơ sở lưu trú du lịch. Theo đó, rất nhiều thuật ngữ quen thuộc về cơ sở lưu trú du lịch (terminologies related to tourist accommodation) được định nghĩa, ví dụ như:

Cơ sở lưu trú du lịch (tourist acommodation) Cơ sở kinh doanh có cung cấp các dịch vụ, tiện nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ, sinh hoạt) và có thể đáp ứng các nhu cầu khác của khách du lịch (như ăn uống, giải trí, thể thao….).

Hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch (tourist accomodation rating system) Nhóm các tiêu chí đánh giá chất lượng trang thiết bị, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú du lịch.

Khách sạn (hotel) Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Tuy nhiên, khách sạn được chia thành 10 loại:

- Khách sạn theo khối (all-suite hotel) Cơ sở lưu trú du lịch trong đó các buồng ngủ bố trí thành khối (mỗi buồng ngủ thường có phòng khách, bếp, phòng ngủ và phòng tắm).

- Khách sạn căn hộ (apartment hotel) Cơ sở lưu trú du lịch có các buồng ngủ dạng căn hộ bao gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, bếp và các trang thiết bị phục vụ chế biến món ăn và các tiện nghi phục vụ cho các nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

- Khách sạn theo phong cách cổ điển (boutique hotel) Cơ sở lưu trú du lịch được cải tạo từ tòa nhà cổ hoặc xây mới theo phong cách cổ, được thiết kế và trang trí đảm bảo tính sang trọng, độc đáo, nhưng thường quy mô nhỏ, đặc biệt chú trọng tới chất lượng dịch vụ phục vụ khách.

- Khách sạn thành phố (city hotel) Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch.

- Khách sạn có căn hộ thuộc sở hữu cá nhân (condotel) Cơ sở lưu trú du lịch cho phép cá nhân được thuê dài hạn một hoặc một số căn nhà nghỉ trong một khối chung (second-home) thường ở trong các khu nghỉ dưỡng. Người thuê dài hạn sử dụng căn hộ vào thời gian nhất định trong năm. Ngoài thời gian trên, người thuê căn hộ có thể ký hợp đồng với người quản lý khu nghỉ để cho thuê.

- Khách sạn vùng nông thôn (country house hotel) Cơ sở lưu trú du lịch được chuyển đổi từ nhà ở của người dân sang mục đích kinh doanh, chủ yếu phục vụ khách du lịch tham quan vùng thôn quê, thường có diện tích mặt bằng lớn.

-  Khách sạn nổi (floating hotel) Cơ sở lưu trú du lịch di chuyển hoặc neo đậu trên mặt nước.

- Khách sạn bên đường (motel) Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của đối tượng khách du lịch sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ôtô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài của khách du lịch.

- Khách sạn nghỉ dưỡng (resort hotel) Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi… phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… của khách du lịch.

- Khách sạn trung chuyển (transit hotel) Cơ sở lưu trú du lịch thường được xây dựng gần sân bay, bến tàu, bến xe, phục vụ khách trong thời gian ngắn trước khi di chuyển đến một địa điểm/điểm đến khác.

 

TCVN 7798:2014 Căn hộ du lịch - Xếp hạng (Tourist Apartment - Classification).

TCVN 7798:2014 thay thế TCVN 7798:2009; TCVN 7798:2014 do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để xếp hạng căn hộ du lịch. Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo căn hộ du lịch. Tiêu chuẩn này không áp dụng để xếp hạng cho các loại cơ sở lưu trú du lịch khác.

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Căn hộ (apartment): Diện tích khép kín dành cho khách lưu trú gồm: buồng ngủ, phòng vệ sinh, khu vực tiếp khách, khu chế biến món ăn và có thể có phòng đệm. Căn hộ du lịch (tourist apartment) Căn hộ nằm trong khu có tối thiểu từ 5 căn hộ trở lên, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch. Khách có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú. Phòng hội thảo (seminar room) phòng có từ 50 đến 100 ghế, có trang thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo nhỏ. [TCVN 9506:2012, định nghĩa 3.9.5.2]. Phòng họp (meeting room) Phòng có dưới 50 ghế, các trang thiết bị phục vụ họp nhóm. [TCVN 9506:2012, định nghĩa 3.9.5.3]. Phòng đệm (padded room) Khu vực có diện tích tối thiểu 2 m2, gần cửa ra vào ở bên trong căn hộ.

Theo tiêu chuẩn này, việc xếp hạng căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, bảo vệ môi trường, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, căn hộ du lịch được xếp thành 2 hạng: Hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh căn hộ du lịch phân thành 2 cấp độ: 1 sao và 2 sao.

 

TCVN 4391:2015 Khách sạn - Xếp hạng (Hotel – Classification)

TCVN 4391:2015 thay thế TCVN 4391:2009. TCVN 4391:2015 do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu để xếp hạng khách sạn, không áp dụng để xếp hạng các loại cơ sở lưu trú du lịch khác. Tiêu chuẩn này cũng có thể được tham khảo khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo nâng cấp khách sạn.

Trong tiêu chuẩn này, theo tính chất tổ chức hoạt động kinh doanh, khách sạn được phân thành 4 loại cơ bản sau: Khách sạn; Khách sạn nghỉ dưỡng; Khách sạn nổi; Khách sạn bên đường.

Các loại được định nghĩa như sau:

Khách sạn (hotel) là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Khách sạn nghỉ dưỡng (resort) là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, thường ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành, thường gần biển, gần sông, gần núi, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan… của khách. Khách sạn nổi (floating hotel) là cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Khách sạn bên đường (motel) là cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của đối tượng khách du lịch sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài của khách du lịch, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.

Theo tiêu chuẩn này, xếp hạng khách sạn căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao.

 

TCVN 9826 : 2013 Rạp chiếu phim-Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh (Cinemas - Technical requirements for projected images)

TCVN 9826:2013 do Cục Điện Ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Cõng nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hình ảnh trong rạp chiếu phim 35 mm với các định dạng hình ảnh 1,37:1; 2,39:1 và 1,85:1 có đường tiếng quang học với tần số chiếu phim là 24 hình/giây.

Tiêu chuẩn này sử dụng một số thuật ngữ:

Độ rọi màn ảnh (screen illuminance) là dòng quang thông phát ra từ máy chiếu và chiếu lên một đơn vị diện tích bề mặt màn ảnh. Độ rọi màn ảnh (viết tắt lả độ rọi) ký hiệu là E, đơn vị đo là lux (Ix).

Độ chói màn ảnh (screen luminance) là cường độ ánh sáng phản xạ phát ra từ một đơn vị diện tích bề mặt màn ảnh theo một hướng nhất định, khi có dòng quang thông từ máy chiếu phim chiếu lên màn ảnh. Độ chói màn ảnh (viết tắt là độ chói) ký hiệu là L, đơn vị đo là candela trên mét vuông (cd/m2).

Hệ số đồng đều của độ chói (evenness of luminance distribution) Tỷ số giữa giá trị trung bình của các vùng có độ chói thấp (tại các mép và góc màn ảnh) và độ chói lớn nhất (tại tâm màn ảnh). Đơn vị đo hệ số đồng đều của độ chói là %.

Độ rung hình ảnh (undesirable image movement) là khoảng dao động không mong muốn của hình ảnh hiển thị trên màn ảnh khi chiếu phim. Độ rung hình ảnh bao gồm: độ rung hình ảnh dọc và độ rung hình ảnh ngang.

Độ rung hình ảnh dọc (jump) là các dao động không mong muốn theo chiều dọc của hình ảnh khi chiếu lên màn ảnh. Độ rung hình ảnh dọc ký hiệu là DV, đơn vị đo là %.

Độ rung hình ảnh ngang (weave) là các dao động không mong muốn theo chiều ngang của hình ảnh khi chiếu lên màn ảnh. Độ rung hình ảnh đọc ký hiệu là DH, đơn vị đo là %.

Độ phân giải hình ảnh (resolution images) là khả năng phân tách rõ nét của hệ thống quang học chiếu hình của máy chiếu phim. Độ phân giải hình ảnh đo bằng số vạch trên miilimet (vạch/mm).

Ánh sáng hắt (stray light) là ánh sáng từ tất cả các nguồn sáng chiếu vào trong rạp và trên màn ảnh tại điểm quan sát mà không phải phát ra từ máy chiếu phim. Đơn vị đo ánh sáng hắt là candela trên mét vuông (cd/m2).

Tiêu chuẩn này cũng đưa ra một số yêu cầu cụ kỹ thuật cụ thể như độ rọi, độ chói, Hệ số đồng đều của độ chói, Độ rung hình ảnh...

 

TCVN 9827 : 2013 Rạp chiếu phim-Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh (Cinemas - Technical requirements for projected acoustics)

TCVN 9827:2013 do Cục Điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật về âm thanh trong phòng khán giả đối của rạp chiếu phim 35 mm với định dạng âm thanh 5.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các rạp, cụm rạp chiếu phim được thiết kế xây dựng mới và có thể tham khảo để sử dụng cho các rạp, cụm rạp chiếu phim được cải tạo từ các rạp, cụm rạp cũ hoặc được hoán cải từ các công trình xây dựng có công năng khác.

 

TCVN 9828:2013 Rạp chiếu phim-Phương pháp đo các chỉ tiêu kỹ thuật kỹ thuật về hình ảnh và âm thanh

TCVN 9828:2013 Rạp chiếu phim-Phương pháp đo các chỉ tiêu kỹ thuật kỹ thuật về hình ảnh và âm thanh (Cinemas - Methods of measurement of images and acoustic characteristics) do Cục Điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo các chỉ tiêu kỹ thuật đối với chất lượng hình ảnh và âm thanh đối với phòng khán giả trong rạp chiếu phim 35 mm với định dạng âm thanh 5.1.

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có): TCVN 9826:2013, Rạp chiếu phim - Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh; TCVN 9827:2013, Rạp chiếu phim - Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh; TCVN 6775:2000 (IEC 651:1979 and 1:1993) Âm học - Máy đo mức âm thanh ISO 266, Acoustics - Preterred frequencies (Âm học - Tần số ưu tiên); ISO 2969, Cinematography - B-chain electro-acoustic response of motion-picture control room and indoor theatres - Specifications and measurements (Điện ảnh - Đáp ứng điện thanh chuỗi kết nối B phòng điều khiển hình ảnh và phòng khán giả - Quy định kỹ thuật và phương pháp đo); ISO 6025:2000, Cinematography - Analogue photographic sound test films, 35mm and 16mm - Specifications (Điện ảnh - Thử nghiệm tín hiệu âm thanh và hình ảnh đối với phim 35 mm và 16 mm - Quy định kỹ thuật);

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 9826:2013, TCVN 9827:2013 và các thuật ngữ định nghĩa sau:

Mức chuẩn (Reference Level) là mức tín hiệu điều biến tương đương với mức 50 % của mức ghi trên vùng ghi trên đường tiếng quang học, bằng -20 dB (quan hệ với mức ghi định dạng số trên toàn thang đo) trong ghi âm định dạng số hay mức nhiễm từ 185 nW/m trong ghi âm từ tính định dạng tương tự, được đo bằng máy đo có đáp ứng trung bình với tần số đo không đổi. Mức điều biến 100 % của một đường tiếng trong bản ghi quang học đường tiếng kép có độ rộng 838,2 mm (0,033 in).

Đường tiếng loại 1 (type 1 sound track) là loại đường tiếng quang học thường có dự tính phải dùng mạch sửa méo trước trong hệ thống tái tạo âm thanh trong rạp.

Đường tiếng loại 3 (type 3 sound track) là loại đường tiếng quang học có mạch sửa méo trước, được tái tạo trong rạp và cân chỉnh theo đường cong X theo ISO 2969.

Phương pháp đo các chỉ tiêu kỹ thuật về hình ảnh bao gồm: Đo độ rọi màn ảnh E (lux); Đo độ chói của màn ảnh B; Xác định hệ số đồng đều của độ chói, K; Đo độ rung hình ảnh; Đo độ phân giải hình ảnh...

 

TCVN 9829 : 2013 Bản phát hành phim màu 35mm - Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh.

TCVN 9829 : 2013 Bản phát hành phim màu 35mm - Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh (35mm colour motion picture release prints - Technical requirements for image) do Cục Điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh đối với bản phát hành phim màu 35 mm.

Các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng trong tiêu chuẩn này: Anamophic (Anamorphic) là Công nghệ dùng ống kính anamophic nén quang học hình ảnh ghi lên phim nhựa 35 mm với khuôn hình tận dụng tối đa phần tiết diện được phép và khi chiếu qua ống kính anamorphic, hình ảnh lại giãn quang học ra đúng tỷ lệ tự nhiên trên màn ảnh rộng từ 2,35:1 đến 2,39:1.

Bảng xám 18 % (Gray Table 18 %) là chế độ đo cho phim dương bản trên máy đo mật độ chuyên dụng cho phim nhựa.

Chế độ A (status A) là chế độ đo cho phim dương bản trên máy đo mật độ chuyên dụng cho phim nhựa

Độ co ngót (Shrinkage) là sự co lại của phim sau thời gian bảo quản làm bước răng phim ngắn lại.

Định dạng khuôn hình (Frame Format) là phần tiết diện ghi hình ảnh trên phim có tỷ lệ các cạnh xác định cùng kỹ thuật ghi và trình chiếu.

Mật độ đích gia công (LAD - Laboratory Aim Density) là mật độ cần đạt trong gia công in tráng phim.

Phụ đề (Subtitle) là dòng chữ xuất hiện trên hình ảnh nhằm cung cấp thông tin cho hình ảnh đó hoặc chuyển tải bằng chữ lời dịch thoại, thuyết minh của phim.

Tiêu chuẩn này với yêu cầu kỹ thuật chung như: Chất liệu, định dạng; Tình trạng vật lý bản phim. Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh như: Định dạng khuôn hình; Mật độ, màu sắc; Chất lượng hình ảnh trình chiếu; Phụ đề.

 

TCVN 9830 : 2013 Bản phát hành phim màu 35mm - Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh.

TCVN 9830 : 2013 Bản phát hành phim màu 35mm - Yêu cầu kỹ thuật về âm thanh (35 mm colour motion picture release prints - Technical requirements for sound) do Cục Điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về âm thanh đối với bản phát hành phim màu 35 mm.

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Chế độ A (status A) là chế độ đo cho phim dương bản trên máy đo mật độ chuyên dụng cho phim nhựa .

Dải động (dynamic range) là tỷ lệ giữa mức tín hiệu âm thanh lớn nhất và nhỏ nhất.

Đáp ứng tần số (frequence response) là khả năng của vật liệu ghi và phát lại đồng đều phổ tần số âm thanh.

Dmin (minimum density) là mật độ thấp nhất của phim trên đường cong đặc tính.

Đường tiếng (sound records) là nơi ghi tín hiệu âm thanh của phim trên vật liệu phim nhựa.

Đường tiếng analog quang học truyền thống (analog sound records) là định dạng đường tiếng quang học mono hệ analog ghi trên phim nhựa.

Đường tiếng Dolby SR (spectral recording) là định dạng đường tiếng quang học stereo hệ analog dùng phương pháp nén tạp âm của Dolby, mã hóa và giải mã theo đinh dạng 4-2-4.

Đường tiếng Dolby SR.D (dolby digital) là định dạng đường tiếng quang học Dolby hệ kỹ thuật số. Tín hiệu âm thanh 6 kênh của phim được mã hóa nén ghi vào phần giữa hai lỗ rắng trên phim nhựa và đọc giải mã phát ra 6 kênh âm thanh độc lập (gồm các kênh L, C, R, Sl, Sr và SubW).

Đường tiếng SDDS (sony dynamic digital sound) là định dạng đường tiếng quang học hệ kỹ thuật số do Sony phát triển. Tín hiệu âm thanh được mã hóa, nén ghi vào hai bên mép phim trình chiếu 35 mm và đọc phát ra 8 kênh âm thanh độc lập đến các loa. Gồm các kênh L, Cl, C, Cr, R, Sl, Sl và SubW.

Đường quang học DTS (digital theatre systems) là đường ghi quang học mã đồng bộ thời gian cho định dạng công nghệ âm thanh đa kênh của hãng DTS. Âm thanh DTS đa kênh ghi dữ liệu âm thanh nén đã được mã hóa vào đĩa DVD-Rom hay CD-ROM tiêu chuẩn. Khi phát lại âm thanh đồng bộ với hình ảnh chiếu nhờ mã thời gian ghi trên phim gửi đến bộ xử lý của máy đọc DVD-ROM hay CD-ROM.

Hệ số méo hài tổng (total harmonic distortion) cho biết tổng tỉ lệ về độ méo giữa tín hiệu hài bậc cao không mong muốn trên tín hiệu âm thanh gốc phát ra (tính theo phần trăm).

Mức âm trần (headroom) là mức chênh lệch giữa trị số tín hiệu có nghĩa thấp nhất và trị số tín hiệu tối đa chưa bị méo. Đó là lượng dự trữ cần thiết (tính theo dB) khi xử lý âm thanh không bị méo.

Mức nhiễu nền (background noise) là mức nhiễu nền của vật liệu mang không có tín hiệu.

QC (dolby quality control) là hệ thống kiểm soát chất lượng tiếng Dolby Digital trong quá trình gia công in tráng phim.

Toàn bộ dải động (total dynanic range) là tổng chung cả dải động âm và mức âm trần.

Xuyên âm (cross-talk) là hiện tượng âm thanh của các kênh quy định phát lẫn sang nhau gây hiệu ứng sai lệch về âm thanh.

Yêu cầu kỹ thuật bao gồm: Đường tiếng quang học; Mật độ đường tiếng; Âm thanh phát đọc từ các định dạng đường tiếng quang học trên bản phim; Âm thanh nghe thực tế khi chiếu phim. Yêu cầu khớp âm thanh với hình ảnh.

 

TCVN 9831:2013 Băng hình, đĩa hình phim video-Bản gốc-Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh, âm thanh và phương pháp kiểm tra.

TCVN 9831:2013 Băng hình, đĩa hình phim video-Bản gốc-Yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh, âm thanh và phương pháp kiểm tra (Video tapes and video discs - Master - Image and audio technical requirements and verification methods) do Cục điện ảnh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về hình ảnh, âm thanh và phương pháp kiểm tra đối với bản gốc băng hình, đĩa hình phim video.

Tiêu chuẩn này không áp dụng với các bản gốc băng hình, đĩa hình phim video thuộc danh mục được miễn trừ kỹ thuật:

A.1. Bản gốc phim có tầm quan trọng về nghệ thuật, gồm: Các sản phẩm mang tính cách tân hoặc mang tính thử nghiệm cần thiết, được làm bởi những tác giả mà không thể tiếp cận được với các máy móc đạt tiêu chuẩn.

A.2. Bản gốc phim mang tầm quan trọng về lịch sử, gồm: Các chương trình hoặc tin tức mang tính tài liệu tự nhiên chỉ xảy ra có một lần; các sự kiện lịch sử.

A.3. Các tư liệu mang tính chân thật, gồm: Các tin tức, các chất liệu của phim truyện hoặc phim tài liệu mang tính thời sự, nơi mà chất lượng tốt hơn không thể thực hiện do bị hạn chế về không gian hoặc kích thước vật lý của việc điều khiển máy quay cũng như bị khó khăn cho việc quay phim như quay ở vùng có chiến sự, mất điện ...vv

A.4. Tư liệu từ truyền hình hay điện ảnh thời kỳ ban đầu, gồm: Những tư liệu lịch sử trích dẫn từ thời kỳ đó, mà chất lượng kỹ thuật thấp do dùng các thiết bị cũ, không chuyên dụng.

A.5. Chất liệu video lấy từ video gia đình, gồm: Tư liệu Video có được do dùng những thiết bị quay Video dân dụng mà nội dung của chương trình cần thiết phải có.

Tài liệu viện dẫn: (1) TCVN 5830 : 1999, Truyền hình - Các thông số cơ bản; (2) IEC 60268 - 17, Sound System Equipment Part 17. Standar Volume Indicators (Thiết bị hệ thống âm thanh - phần 17. Chỉ thị mức lượng tiêu chuẩn); (3) IEC 60268 - 18, Sound System Equipment Part 18. Peak Programme level Meters - Digital Audio Peak (Thiết bị hệ thống âm thanh phần 18. Đồng hồ đo mức đỉnh cho âm thanh số hóa).

 

TCVN 11773: 2016 Bản phim nhựa lưu trữ - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (Archival motion picture films - Technical requirements and test methods)

Quyết định số 4241/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 01 Tiêu chuẩn quốc gia:  TCVN 11773:2016 về “Bản phim nhựa lưu trữ – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”. Tiêu chuẩn này do Viện phim Việt Nam biên soạn theo trình tự và quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi thẩm tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử để xác định tình trạng kỹ thuật trong quá trình bảo quản bản phim nhựa lưu trữ.

 

TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử (Stationary training equipment - Part 1: General safety requirements and test methods) do Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. TCVN 11281-1:2015 hoàn toàn tương đương ISO 20957-1:2013.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn áp dụng cho tất cả thiết bị luyện tập tại chỗ. Đối với các loại thiết bị cụ thể, các yêu cầu này được bổ sung hoặc thay đổi theo yêu cầu của các phần cụ thể thuộc bộ tiêu chuẩn ISO 20957. Nếu áp dụng một phần cụ thể của bộ tiêu chuẩn ISO 20957 thì phải sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử cho thiết bị luyện tập tại chỗ trừ khi có sự khác biệt trong các phần của bộ tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn này cũng quy định các khía cạnh về môi trường.

Tiêu chuẩn này cũng quy định hệ thống phân loại. Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả thiết bị luyện tập tại chỗ bao gồm thiết bị sử dụng trong khu vực luyện tập của các tổ chức như: liên đoàn thể thao, cơ sở giáo dục, khách sạn, phòng thể thao, câu lạc bộ, trung tâm phục hồi chức năng, phòng tập (loại S và I), ở đó việc tiếp cận và kiểm soát do người chủ sở hữu (người có trách nhiệm pháp lý) quy định, thiết bị dùng trong gia đình (loại H) và các loại thiết bị khác bao gồm thiết bị có động cơ dẫn động.

Các yêu cầu trong tiêu chuẩn cụ thể của bộ TCVN (ISO 20957) được ưu tiên hơn các yêu cầu tương ứng của tiêu chuẩn chung này.

Nếu thiết bị luyện tập tại chỗ được sử dụng cho trẻ em dưới 14 tuổi thì có thể áp dụng tiêu chuẩn khác, trừ khi thiết bị luyện tập tại chỗ đó được dùng cho mục đích giáo dục ở trường học và các bối cảnh giáo dục khác cho trẻ em dưới sự giám sát của huấn luyện viên có trình độ chuyên môn.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thiết bị luyện tập tại chỗ dùng để sử dụng ngoài trời mà không có sự bảo vệ, ví dụ: có thể tiếp xúc tự do.

 

TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957 - 2:2005)

TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957 - 2:2005) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử (Stationary training equipment -Part 2: Strength training equipment, additional specific safety requirements and test methods)

TCVN 11281-2:2016 hoàn toàn tương đương ISO 20957-2:2005. TCVN 11281-2:2016 do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11281 (ISO 20957) Thiết bị luyện tập tại chỗ bao gồm các tiêu chuẩn sau: TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử;

Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 4243/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 11281-2:2016 về “Thiết bị luyện tập tại chỗ – Phần 2: Ghế dài tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử”.

 

TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016)

TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 4: Ghế dài tập sức mạnh, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử (Stationary training equipment - Part 4: Strength training benches, additionai specific safety requirements and test methods)

TCVN 11281-4:2016 hoàn toàn tương đương ISO 20957-4:2016. TCVN 11281-4:2016 do Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Bộ tiêu chuẩn TCVN 11281 (ISO 20957) Thiết bị luyện tập tại chỗ gồm các tiêu chuẩn sau:

TCVN 11281-1:2015 (ISO 20957-1:2013) Phần 1: Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử; TCVN 11281-2:2016 (ISO 20957 - 2:2005) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 2: Thiết bị tập sức mạnh, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử; TCVN 11281-4:2016 (ISO 20957-4:2016) Thiết bị luyện tập tại chỗ - Phần 4: Ghế dài tập sức mạnh, Yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử.

Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 4243/QĐ-BKHCN công bố Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 11281-4:2016 về “Thiết bị luyện tập tại chỗ – Phần 4: Thiết bị tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử”.

 

 TCVN 11771:2016 (ISO 378:1980) Thiết bị thể dục - Xà kép (Gymnastic equipment - Parallel bars)

TCVN 11771:2016 hoàn toàn tương đương ISO 378:1980. TCVN 11771:2016 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (Quyết định số 4239/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng và an toàn cho xà kép để sử dụng trong thi đấu và tập luyện nhằm cho phép đánh giá thành tích một cách chính xác.

Theo tiêu chuẩn này, cấu tạo của xà kép với bề mặt thanh xà không được xử lý, phần còn lại được bảo vệ chống ăn mòn. Để tránh mọi khả năng tiếp xúc với thanh giằng (ngang) nối giữa hai chân đế khi thực hiện các động tác đánh lăng theo chiều dọc hay trong trường hợp bị rơi khỏi thanh xà, cần đặt một miếng lót giữa sàn và mép trên các thanh giằng, ví dụ có thể sử dụng ván lót hoặc tấm kim loại hoặc một tấm thảm để chèn. Ván lót hoặc thảm phải được chèn kín khít.

Về vật liệu, xà phải được làm bằng gỗ, có nhiều lớp (hoặc ít nhất là có bê mặt bằng gỗ) có lõi chịu lực (để tránh bị gãy hoàn toàn) hoặc vật liệu khác có khả năng hút ẩm với các đặc tính chức năng tương tự như gỗ (độ bền và đạp, độ thấm mồ hôi, magie oxit trung tính). Khung chân đế, cột xà và trụ đỡ xà phải được làm bằng thép hoặc gang tùy theo nhà sản xuất. Vật liệu không trơn trượt (cao su hoặc vật liệu tương tự) không được in dấu xuống mặt sàn (màu hoặc vết xước).

Tiêu chuẩn này còn đưa ra các yêu cầu vết thiết kế như cách cố định thanh xà, độ võng của thanh xà, điều chỉnh thanh xà, độ ổn định...

 

TCVN 11772:2016 (ISO 379:1980) Thiết bị thể dục - Xà đơn (Gymnastic equipment - Horizontal bar).

TCVN 11772:2016 hoàn toàn tương đương ISO 379:1980. TCVN 11772:2016 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố (Quyết định số 4239/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016).

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng và an toàn cho xà đơn để sử dụng trong thi đấu và tập luyện nhằm cho phép đánh giá thành tích một cách chính xác.

Về vật liệu, thanh xà phải được làm bằng thép không gỉ, có độ bền kéo tối thiểu là 1200 N/mm2. Trụ đỡ phải được làm bằng thép hoặc vật liệu tương đương.

Về thiết kế, các chốt của thanh xà không được nhô ra để tránh mọi khả năng gây chấn thương khi tiếp xúc với chúng; Điểm tì đầu xà trên trụ đỡ phải được thế kế sao cho xà có thể dao động tự do mà không gây ra tiếng động, thanh xà phải được cố định chắc chắn để chống lại sự quay quanh trục của nó; Thanh xà phải có độ đàn hồi đồng nhất...

 

TCVN 10382:2014  Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa chung

TCVN 10382:2014  Di sản văn hóa và các vấn đề liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa chung (Cultural Heritage and related matters – General terms and definitions) do Cục Di sản văn hoá biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực di sản văn hoá và các vấn đề liên quan.

 Thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN này gồm 04 nhóm
(1) Những vấn đề chung về di sản văn hoá (General issues of cultural heritage): Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Replica of relics, antiquities, national treasures); Bảo tồn di sản văn hóa (Conservation of cultural heritage); Cơ sở dữ liệu di sản văn hóa (Database of cultural heritage); Di sản tư liệu (Documentary heritage); Di sản văn hóa (Cultural heritage); Kiểm kê di sản văn hóa (Inventorying cultural heritage/Inventory); Ký ức thế giới (Memory of the world ); Sưu tập (Collection); Tư liệu hóa di sản văn hóa (Documentation of cultural heritage).

(2) Bảo tàng và các vấn đề liên quan (Museum and relative issues) với ; (3) Di tích và các vấn đề liên quan (Relic and relative issues); (4) Di sản văn hoá phi vật thể và các vấn đề liên quan (Intangible culture heritage and relative issues). Trong mỗi nhóm đều có nhiều thuật ngữ chuyên ngành di sản văn hóa./.

 

TCVN 10274 :2013 Hoạt động thư viện-Thuật ngữ và định nghĩa chung (Library activities- General terms and definitions)

TCVN 10274:2013 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa cơ bản về hoạt động thư viện.

Tiêu chuẩn TCVN 10274:2013 là tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành về hoạt động thư viện, bao gồm 152 thuật ngữ và định nghĩa chung sử dụng trong lĩnh vực hoạt động thư viện.

Cùng với việc xây dựng 109 thuật ngữ mới, tiêu chuẩn này còn viện dẫn 43 thuật ngữ chung về lĩnh vực thư viện hoặc liên quan đến hoạt động thư viện của TCVN 5453:2009 Thông tin và tư liệu - Từ vựng. Trong đó:

Khái niệm chung và thuật ngữ liên quan, gồm 34 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 11 thuật ngữ)

Các loại hình thư viện, gồm 32 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 15 thuật ngữ)

Các nguồn lực thư viện, gồm 35 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 8 thuật ngữ)

Tổ chức lao động và hoạt động nghiệp vụ thư viện, gồm 51 thuật ngữ và định nghĩa (viện dẫn 9 thuật ngữ).

Các thuật ngữ và định nghĩa có khái niệm bao quát rộng hơn được xếp trước các thuật ngữ và định nghĩa có khái niệm mang tính khái quát hẹp hơn. Mỗi thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được kèm theo thuật ngữ tiếng Anh dùng làm tham chiếu để trong ngoặc đơn. Tham chiếu bằng tiếng Nga của thuật ngữ được sắp xếp ở “Mục lục tra cứu tiếng Nga". Có ba mục lục tra cứu bằng ba ngôn ngữ theo thứ tự: Việt - Anh - Nga.

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi, bổ sung (nếu có); TCVN 5453:2009 (ISO 5127:2001) Thông tin và tư liệu - Từ vựng

 

TCVN 10669:2014 ISO 5963:1985 Thông tin và Tư liệu - Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ đề và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục

TCVN 10669:2014 ISO 5963:1985 Thông tin và Tư liệu - Phương pháp phân tích tài liệu, xác định chủ đề và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục (Documentation - Methods for examining documents, determining their subjects, and selecting indexing terms) hoàn toàn tương đương ISO 5963:1985. TCVN 10669:2014 do Vụ Thư viện biên soạn, Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10669:2014 được biên soạn theo phương thức hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn quốc tế ISO 5963:1985 Documentation - Methods for examining documents, determining their subject and selecting indexing terms.

Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 5963:1985 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc tế ISO/TC 46, Thông tin và Tư liệu biên soạn. ISO 5963:1985 đã được xem xét và phê duyệt lại vào năm 2013. Sau khi tiến hành xem xét, ISO 5963:1985 đã được bỏ phiếu tán thành vẫn tiếp tục sử dụng.

Định chỉ mục là một dạng xử lý thông tin được áp dụng rộng rãi trong các thư viện và cơ quan thông tin với mục đích tạo ra các điểm truy cập thông tin theo nội dung tài liệu, tạo lập các công cụ tra cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc truy tìm thông tin.

Phân loại tài liệu, định tiêu đề chủ đề và định từ khóa là các khâu định chỉ mục cụ thể được nhiều thư viện và cơ quan thông tin thực hiện. Tiêu chuẩn này không hướng dẫn đến từng dạng định chỉ mục cụ thể nêu trên mà chỉ đưa ra những hướng dẫn chung liên quan đến quy trình và các yếu tố cần đảm bảo nhằm kiểm soát chất lượng định chỉ mục tài liệu.

Tiêu chuẩn này mô tả các cách thức được khuyến cáo áp dụng khi phân tích tài liệu, xác định chủ đề của các tài liệu và lựa chọn các thuật ngữ định chỉ mục thích hợp. Tiêu chuẩn chỉ tập trung vào các giai đoạn ban đầu của việc định chỉ mục và không đề cập tới cách thực hiện của bất kỳ một hệ thống định chỉ mục cụ thể nào, dù là tiền kết hợp hay hậu kết hợp. Tiêu chuẩn cũng mô tả các kỹ thuật chung để phân tích tài liệu nên áp dụng ở mọi tình huống định chỉ mục. Tuy nhiên, các phương pháp này đặc biệt hướng tới những hệ thống định chỉ mục trong đó chủ đề của tài liệu được thể hiện ở dạng tóm tắt và các khái niệm được diễn đạt bằng thuật ngữ của một ngôn ngữ định chỉ mục có kiểm soát. Trong ngữ cảnh này, một ngôn ngữ được kiểm soát thường là một tập con của các thuật ngữ được lựa chọn từ ngôn ngữ tự nhiên và được điều chỉnh bởi công cụ quy ước, ví dụ: từ điển từ chuẩn. Tuy nhiên, các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những hệ thống trong đó các khái niệm được trình bày với mục đích truy tìm thông tin theo các ký hiệu được lựa chọn từ các bảng của một khung phân loại.

Các kỹ thuật được mô tả trong tiêu chuẩn có thể được sử dụng bởi bất kỳ cơ quan nào trong đó người định chỉ mục phân tích các chủ đề của tài liệu và thể hiện các chủ đề này bằng các thuật ngữ định chỉ mục. Các kỹ thuật này không áp dụng với những cơ quan sử dụng các kỹ thuật định chỉ mục tự động, trong đó những thuật ngữ ở dạng văn bản được tổ chức thành các tập hợp hoặc các lớp theo các tiêu chí có thể do máy tính thiết lập, ví dụ, định chỉ mục theo số lần xuất hiện và/hoặc vị trí liền kề trong văn bản, mặc dù mục đích của các hệ thống này là như nhau.

Tiêu chuẩn này chủ yếu được biên soạn như là một bản hướng dẫn dành cho những người định chỉ mục trong các giai đoạn phân tích tài liệu và nhận dạng các khái niệm. Tiêu chuẩn này cũng có thể hữu ích cho việc phân tích yêu cầu của người dùng tin và chuyển dịch các yêu cầu đó thành các thuật ngữ được kiểm soát của một ngôn ngữ định chỉ mục với mục đích truy tìm thông tin. Tiêu chuẩn này còn có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho người làm tóm tắt. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng các công việc này là không giống nhau mặc dù chúng có vẻ tương tự như nhau.

 

TCVN 10670:2014 Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về bổ sung và biên mục

TCVN 10670:2014 Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về bổ sung và biên mục (Library activities - Terms and definitions of acquisition and cataloguing)

TCVN 10670:2014 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn TCVN 10670:2014 quy định các thuật ngữ và định nghĩa về bổ sung và biên mục trong hoạt động thư viện, bao gồm 121 thuật ngữ và định nghĩa, trong đó xây dựng mới 106 thuật ngữ, viện dẫn 15 thuật ngữ về bổ sung, biên mục được nêu trong các tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 7539:2005 Thông tin và tư liệu - Khổ mẫu MARC 21 cho dữ liệu thư mục; TCVN 5453:2009 (ISO 5127:2001) Thông tin và tư liệu - Từ vựng; TCVN 10274:2013 Hoạt động thư viện - Thuật ngữ và định nghĩa chung.

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa về bổ sung, biên mục trong hoạt động thư viện./.

 

TCVN 11280:2015 Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về tổ chức kho và bảo quản tài liệu.

TCVN 11280:2015 Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về tổ chức kho và bảo quản tài liệu (Library activities - Terms and definitions of organizing stacks and preserving documents)

TCVN 11280:2015 do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa về tổ chức kho và bảo quản tài liệu trong hoạt động thư viện.

Các thuật ngữ định nghĩa đối với việc Tổ chức kho (Lưu giữ tài liệu; Xếp giá và duy trì kho); Bảo quản tài liệu (Lập kế hoạch bảo quản; Môi trường và xử lý bảo quản); Bảo quản số....

TCVN này cũng cấp mục lục tra cứu với 122 thuật ngữ tiếng Việt – Anh; 122 thuật ngữ tiếng Anh - Việt.

 

TCVN 11774:2016 (ISO 11620:2014) về “Thông tin và tư liệu – Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện”

TCVN 11774:2016 (hoàn toàn tương đương ISO 11620:2014) về “Thông tin và tư liệu – Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện” (Information and documentation - Library performance indicators) do Vụ Thư viện biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 

Tiêu chuẩn này liên quan đến việc đánh giá các loại hình thư viện.

Mục đích chính của tiêu chuẩn là xác nhận việc sử dụng các chỉ số đánh giá hoạt động về chất lượng dịch vụ trong thư viện và phổ biến kiến thức về cách đánh giá hoạt động.

Tiêu chuẩn này cụ thể hóa yêu cầu của một chỉ số đánh giá hoạt động dành cho thư viện và xây dựng một bộ chỉ số để mọi loại hình thư viện áp dụng. Tiêu chuẩn này cũng hướng dẫn cách thức áp dụng bộ chỉ số đánh giá hoạt động tại các thư viện chưa áp dụng các chỉ số này.

Chất lượng của hoạt động thư viện liên quan đến các vấn đề có phạm vi rộng hơn thuộc lĩnh vực quản lý và đảm bảo chất lượng. Tiêu chuẩn này công nhận và hỗ trợ các tiêu chuẩn quốc tế do ISO/TC 176 xây dựng.

Tiêu chuẩn cung cấp các thuật ngữ được chuẩn hóa và các định nghĩa súc tích về các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện. Hơn nữa, tiêu chuẩn còn bao gồm mô tả ngắn gọn về các chỉ số, về cách thu thập và phân tích các dữ liệu cần thiết. Thông tin chi tiết liên quan đến phương pháp luận và phép phân tích đề cập trong tài liệu được liệt kê tại phần Thư mục tài liệu tham khảo.

Tên của mỗi chỉ số trong tiêu chuẩn là duy nhất, tuy nhiên, đôi khi tên này khác so với tên trong tài liệu được dùng làm căn cứ. Những khác biệt này đều được ghi lại trong phần mô tả chỉ số.

Các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện trong tiêu chuẩn này được ghi chép cụ thể trong các tài liệu có liên quan, được thử nghiệm đầy đủ trong thực tế và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Một số mô tả chỉ số còn kèm theo thông tin hiệu chỉnh chỉ số đề cập trong tài liệu khác; điều này phản ánh kinh nghiệm thực tiễn hoặc sự cần thiết phải tiến hành khái quát hóa. Tỷ lệ dữ liệu đầu vào và tỷ lệ dựa trên nguồn lực đều được đề cập rõ ràng trong các tài liệu và là ngữ cảnh cho việc xác định các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện trong tiêu chuẩn này.

Trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn, còn thiếu một số chỉ số đã được thử nghiệm và ghi nhận cho một số hoạt động và dịch vụ thư viện. Ngoài ra, chỉ số về dịch vụ điện tử sẽ tiếp tục được xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, cần có sự giám sát bởi các chỉ số này liên quan đến các chỉ số khác trong tiêu chuẩn. Cần khuyến khích cộng đồng những người làm công tác thư viện và thông tin tham gia vào việc thiết lập cơ chế và ưu tiên xây dựng chỉ số phù hợp với các hoạt động và nguồn lực mới hoặc hiện có của thư viện.

Tiêu chuẩn được một nhóm công tác thực hiện nhiệm vụ theo dõi sự phát triển và bổ sung chỉ số khác khi đã được thử nghiệm và công nhận.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình thư viện. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các chỉ số đánh giá hoạt động đều áp dụng cho tất cả thư viện. Giới hạn áp dụng từng chỉ số đánh giá hoạt động được nêu ra trong mục Phạm vi áp dụng ở phần mô tả mỗi chỉ số (xem Phụ lục B).

Các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện có thể được sử dụng để so sánh tại mọi thời điểm ở cùng một thư viện. Việc so sánh giữa các thư viện cũng có thể được thực hiện nhưng cần tiến hành một cách cẩn trọng. Việc so sánh này phải tính đến mọi khác biệt về tổ chức hoạt động cũng như thuộc tính của các thư viện, đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên sâu về các chỉ số được sử dụng và giới hạn trong việc so sánh cũng như phải cẩn trọng trong việc diễn giải dữ liệu.

Tiêu chuẩn này còn có một số hạn chế khác đối với các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện do phụ thuộc vào yếu tố mang tính địa phương, ví dụ: cộng đồng mà thư viện phục vụ, yêu cầu về dịch vụ, thông số hạ tầng công nghệ. Kết quả thu được từ việc sử dụng các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện trong tiêu chuẩn sẽ được diễn giải theo các yếu tố trên.

Các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện không cụ thể hóa hết các dịch vụ, hoạt động và việc sử dụng nguồn lực của thư viện, hoặc do các chỉ số đó chưa được đề xuất và thử nghiệm tại thời điểm xây dựng tiêu chuẩn hoặc do chúng không đáp ứng các tiêu chí đặc thù (xem 4.2).

Các chỉ số đánh giá hoạt động thư viện được nêu trong tiêu chuẩn không phản ánh tất cả phương thức đánh giá hoặc kỹ thuật đánh giá có thể áp dụng. Tiêu chuẩn đưa ra các phương pháp và cách tiếp cận đã được chấp nhận, thử nghiệm và áp dụng rộng rãi để đánh giá các hoạt động dịch vụ của thư viện.

Tiêu chuẩn này không nhằm mục đích loại trừ việc sử dụng những chỉ số đánh giá hoạt động thư viện không nêu trong tài liệu này.

Tiêu chuẩn này không bao gồm những chỉ số đánh giá tác động của dịch vụ thư viện đến các cá nhân hay cộng đồng mà thư viện phục vụ hay đến xã hội tại thời điểm này. Việc đánh giá tác động của thư viện thực hiện bằng tiêu chuẩn quốc tế ISO 16439.

 

TCVN 11775:2016 về “Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về sản phẩm và dịch vụ thư viện”.

Ngày 30 tháng 12 năm 2016, Bộ trường Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 4242/QĐ-BKHCN về việc công bố TCVN 11775:2016 về “Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về sản phẩm và dịch vụ thư viện”.

TCVN 11775:2016 về “Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về sản phẩm và dịch vụ thư viện” (Library activities - Terms and definitions of library products and services) do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

Công bố 7 Tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ VHTTDL

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các quyết định về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các tiêu chuẩn này được các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ triển khai xây dựng từ năm 2015 theo trình tự và quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Sau khi thẩm tra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Cụ thể các Quyết định của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia lần này bao gồm:

1. Quyết định số 4239/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia:

+ TCVN 11771:2016 (hoàn toàn tương đương ISO 378:1980) về “Thiết bị thể dục – xà kép”

+ TCVN 11772:2016 (hoàn toàn tương đương ISO 379:1980) về “Thiết bị thể dục – xà đơn”

Tiêu chuẩn do Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng biên soạn.

2. Quyết định số 4240/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 01 Tiêu chuẩn quốc gia:  TCVN 11774:2016 (hoàn toàn tương đương ISO 11620:2014) về “Thông tin và tư liệu – Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện”. Tiêu chuẩn do Vụ Thư viện biên soạn.

3. Quyết định số 4241/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 01 Tiêu chuẩn quốc gia:  TCVN 11773:2016 về “Bản phim nhựa lưu trữ – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử”. Tiêu chuẩn do Viện phim Việt Nam biên soạn.

4. Quyết định số 4242/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 01 Tiêu chuẩn quốc gia:  TCVN 11775:2016 về “Hoạt động thư viện – Thuật ngữ và định nghĩa về sản phẩm và dịch vụ thư viện”. Tiêu chuẩn do Thư viện Quốc gia Việt Nam biên soạn.

5. Quyết định số 4243/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 12 năm 2016, công bố 02 Tiêu chuẩn quốc gia:

+ TCVN 11281-2:2016 về “Thiết bị luyện tập tại chỗ – Phần 2: Ghế dài tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử”.

+ TCVN 11281-4:2016 về “Thiết bị luyện tập tại chỗ – Phần 4: Thiết bị tập sức mạnh, yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử”.

Tiêu chuẩn do Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia tại Tp. Hồ Chí Minh biên soạn.

 

QCVN 01:2013/BVHTTDL: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rạp chiếu phim (National technical regulation on cinemas)

QCVN 01:2013/BVHTTDL do Cục Điện ảnh biên soạn, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trìnhduyệt, và được ban hành theo Thông tư số 16/2013/TT- BVHTTDL ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch.

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu quản lý đối với rạp chiếu phim 35mm bao gồm buồng máy, phòng khán giả và khu vực tiền sảnh.

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, thiết kế, xây dựng mới và cải tạo rạp chiếu phim 35mm trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Các thuật ngữ được dùng trong quy chuẩn này:

Độ chói màn ảnh (Screen luminance), đơn vị đo là (cd/m2) là cường độ ánh sáng phản xạ phát ra từ một đơn vị diện tích bề mặt màn ảnh theo một hướng nhất định, khi có dòng quang thông từ máy chiếu phim chiếu lên màn ảnh.

Độ rung hình ảnh (Undesirable image movement), đơn vị đo là (%) là khoảng dao động không mong muốn của hình ảnh hiển thị trên màn ảnh khi chiếu phim. Độ rung hình ảnh bao gồm: độ rung hình ảnh dọc và độ rung hình ảnh ngang. Độ rung hình ảnh dọc (Jump) là các dao động không mong muốn theo chiều dọc của hình ảnh khi chiếu lên màn ảnh. Độ rung hình dọc ký hiệu là ΔV, đơn vị đo là %. Độ rung hình ảnh ngang (Weave) là các dao động không mong muốn theo chiều ngang của hình ảnh khi chiếu lên màn ảnh. Độ rung hình ngang ký hiệu là ΔH, đơn vị đo là %.

Độ phân giải hình ảnh (Resolution of images), đo bằng số vạch/millimet (vạch/mm) là khả năng phân tách rõ nét của hệ thống quang học chiếu hình của máy chiếu phim.

Tia nhìn (Rays Image) là đường thẳng nối mắt người quan sát đến mép dưới của màn ảnh.

Thời gian vang T/s (Reverberation time) là khoảng thời gian kéo dài của âm thanh tính từ thời điểm nguồn âm ngừng bức xạ đến khi mức thanh áp suy giảm 60 dB.

Độ rõ tiếng nói STI-SR (Speech transmission index - subjective rating) là số phần trăm (%) âm tiết nghe rõ trong 100 âm tiết vô nghĩa (logatom) được truyền qua một kênh thông tin.

Mức tạp âm nền Lnoise (Background noise level) là mức tạp âm hay mức ồn trong phòng do các phương tiện và thiết bị kỹ thuật của chính phòng đó gây ra cùng các nguồn ồn từ bên ngoài xuyên âm vào phòng, được tính bằng deciBel (dB).

Tạp âm hồng (Pink noise) là một tín hiệu hoặc một quá trình của phổ tần có mật độ công suất (tức là năng lượng hoặc công suất tính cho mỗi Hz) tỷ lệ nghịch với tần số. Trong tạp âm hồng, công suất tạp âm phân bố trong mỗi quãng 8 (Octa) đều bằng nhau.

Quy chuẩn này đã quy định nhiều nội dung kỹ thuật về Rạp chiếu phim, phải bao gồm phòng khán giả, buồng máy, khu vực tiền sảnh. Rạp chiếu phim phải có bãi đỗ xe và đường cho xe lăn của người khuyết tật. Lối ra vào bãi đỗ xe không được cắt ngang dòng người chính ra vào rạp. Rạp chiếu phim được xây dựng mới hoặc cải tạo lại phải tuân thủ các quy định hiện hành về kết cấu, thiết kế, môi trường, an toàn cháy nổ và các quy định khác về xây dựng có liên quan của các Bộ quản lý chuyên ngành...