Tóm tắt kết quả đề tài KHCN

Tóm tắt kết quả nghiên cứu của các đề tài KHCN cấp Bộ đã được nghiệm thu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Nghiên cứu trang phục truyền thống các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam, phục vụ trưng bày ở Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đề tài do ThS. Ma Ngọc Dung Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam là chủ nhiệm, thời gian thực hiện từ 2010 -2012.

Đề tài nghiên cứu với mục tiêu Mang tính chuyên khảo về các loại trang phục truyền thống của 5 dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Nam Đảo, bao gồm các loại trang phục phụ nữ, nam giới, trang phục trẻ em, trang phục dùng trong cưới xin, ma chay, lễ hội, tín ngưỡng.

- Đề tài còn khai thác những khía cạnh văn hóa truyền thống, thông qua mootip hoa văn, kiểu cách cắt may, màu sắc và tập quán về mặc.

- Tìm hiểu những yếu tố mang tính xã hội hóa của trang phục như: Sự tiếp thu, biến đổi, tác động lẫn nhau giữa các nền văn hóa trên lĩnh vực trang phục; những yếu tố tương đồng và nguyên căn của sự biến đổi. Qua đó sẽ rút ra những đặc trưng riêng trong trang phục của mỗi dân tộc.

Nội dung của đề tài bao gồm: 

- Khái quát điều kiện tự nhiên và đặc trưng văn hóa các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

- Những đặc điểm cơ bản trong trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Nam Đảo.

- Các giá trị văn hóa của trang phục và mối quan hệ tộc người.

- Bảo tồn những giá trị tinh hoa của trang phục tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

2. Nghiên cứu văn hóa Bru –Vân Kiều phục vụ hoạt động Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Đề tài do ThS. Vi Văn Biên, Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam thực hiện với các mục tiêu sau:

- Nhằm hệ thống hoá nguồn tư liệu văn hoá dân tộc Bru - Vân Kiều cư trú dọc biên giới Việt - Lào, cụ thể là ở các tỉnh: Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên - Huế.

- Tiếp cận mang tính chất trường hợp trên 5 địa điểm có đông người Bru-Vân Kiếu sâu rộng: đó là xã hướng Linh; thị trấn Khe Xanh, xã Hướng Phùng thuộc huyện Hướng Hoá. Làng Khe Lu, xã Hướng Hiệp, làng Mò Ó, thị trấn Đăkrông, huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra tại các xã Dân hoá (khu vực cửa khẩu Cha Lo), huyện Minh Hoá Quảng Bình, huyện A Lưới, huyện Nam Đông, Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, các huyện Vinh Linh, Tuyên Hoá… tỉnh Quảng Trị nơi có số đông đồng bào Bru - Vân Kiều sinh sống cũng cần được nghiên cứu khảo sát để đối chiếu, so sánh.

- Xác định rõ những yếu tố văn hoá truyền thống và văn hoá đương đại làm nên bản sắc văn hoá tộc người, yếu tố giao thoa văn hoá trong quá trình cộng cư và xu hướng phát triển trong tương lai.

- Từ nghiên cứu về văn hoá tộc người Bru - Vân Kiều, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đồng thời xây dựng cơ sở khoa học cho các nhà quản lý hoạch định chính sách phù hợp, tạo điều kiện để dân tộc Bru - Vân Kiều phát triển bền vững trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thiết thực phục vụ công tác bảo tồn, bảo tàng nghiên cứu sưu tầm, tư liệu hóa văn hóa tộc người, trưng bày, triển lãm, trình diễn, giao lưu, tuyên truyền các giá trị văn hóa dân tộc Bru - Vân Kiều tại cộng đồng nói chung, tại Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam nói riêng.

3. Vấn đề nghiên cứu và đào tạo Âm nhạc dân tộc học Việt Nam

Đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Bộ do PGS.TS. Lê Văn Toàn, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam thực hiện với mục tiêu như sau:

- Tổng kết, đánh giá tình hình nghiên cứu và giảng dạy môn âm nhạc dân tộc Việt Nam trong gần một thế kỷ qua, qua đó đưa ra một số giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình nghiên cứu cũng như công tác đào tạo ở nước ta hiện nay.      

- Không chỉ dừng lại ở vấn đề tổng kết, đánh giá tình hình nghiên cứu và giảng dạy môn âm nhạc dân tộc Việt Nam trong thời gian qua, đề tài còn muốn tìm một giải pháp tốt cho việc nghiên cứu tất cả các thành tố văn hóa nghệ thuật hợp thành hình thức, sắc thái của văn hoá âm nhạc các dân tộc Việt Nam trong đó có văn hóa âm nhạc mỗi vùng, miền, mỗi tộc người ở Việt Nam, đặc biệt là hướng tới việc mở ngành đào tạo mới với tên gọi “Âm nhạc dân tộc học” ở Việt Nam. Vì thế, phần lớn nội dung của công trình còn đề cập đến những vấn đề về phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp phân loại, điền dã âm nhạc dân gian v.v… cũng như vấn đề đào tạo ngành “Âm nhạc dân tộc học” trên thế giới. Đây sẽ là cơ sở tốt để từng bước tiến tới xây dựng, hoàn thiện Hệ thống lý luận về chuyên ngành âm nhạc dân tộc học Việt Nam trong tương lai

Nội dung nghiên cứu chính:

Chương 1: Khái niệm - thuật ngữ        

Chương 2: Âm nhạc dân gian - đối tượng chính của ÂNDTH

Chương 3: Các hoạt động văn hóa dân gian Việt Nam 

Chương 4: Phư­ơng pháp tiếp cận và công tác s­ưu tầm, phân loại ÂNDTH

Chương 5: Vấn đề nghiên cứu và đào tạo ngành ÂNDTH trên thế giới và Việt Nam.

4. Xây dựng nhân văn hóa cho con người Việt Nam, những bài học kinh nghiệm trong lịch sử

Đề tài do ông Hoàng Tuấn Anh làm chủ nhiệm đề tài, đơn vị chủ trì là Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. Nội dung chính của đề tài như sau:

- Tìm hiểu và định danh khái niệm nhân cách, nhân cách văn hóa dưới các giác độ tâm lý học, triết học, xã hội học, giá trị học… Khảo sát tư tưởng phương Đông cổ đại và quan niệm của các học giả phương Tây về nhân cách. Nêu cơ sở lý luận của việc xây dựng nhân cách văn hóa cho con người. Khảo sát các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân cách con người.

- Đúc kết các quan điểm của Đảng CSVN, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của các nhà văn hóa lớn của dân tộc về vấn đề xây dựng nhân cách văn hoá cho con người Việt Nam.

- Khảo sát vấn đề xây dựng nhân cách cho con người Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Xác định những nhân tố tác động đến việc hình thành nhân cách con người Việt Nam qua từng giai đoạn.

- Tổng kết những bài học kinh nghiệm của các thế hệ tiền nhân trong việc xây dựng nhân cách con người, tìm ra những mẫu nhân cách điển hình được đánh giá cao trong từng giai đoạn, hướng tới xây dựng nhân cách văn hóa con người Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Phân tích những thời cơ và thách thức đối với việc xây dựng nhân cách văn hóa thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

5. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI XTIÊNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Đề tài nghiên cứu do TS. Trần Văn Ánh, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài được triển khai nghiên cứu với các mục tiêu sau:

-  Đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống (vật thể và phi vật thể), thông qua đó nghiên cứu sự giao lưu, tiếp biến văn hóa và sự biến đổi của đời sống văn hóa của người Xtiêng hiện nay. 

- Thông qua khảo sát thực trạng đời sống văn hóa người Xtiêng qua quá trình giao lưu và tiếp biến văn hoá của các dân tộc khác để tìm hiểu bản sắc văn hoá của người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước; tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống của họ.

- Từ những nghiên cứu trên, đề tài sẽ đưa ra dự báo về xu hướng biến đổi văn hóa của người Xtiêng. Đồng thời, đề tài sẽ đưa ra một số đánh giá, đề xuất về việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; đưa ra những dự báo, định hướng phát triển của cộng đồng dân tộc Xtiêng.

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước

Chương 2: Đời sống văn hóa người Xtiêng ở tỉnh Bình Phước

Chương 3: Giao lưu và tiếp biến văn hóa – một số nhận định và đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa người Xtiêng trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đề tài nghiệm thu đạt loại Xuất sắc

6. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NGÔI CHÙA THUỘC THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, NHỮNG GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ

Đề tài do PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm chủ nhiệm đề tài với các mục tiêu chính sau:

Nghiên cứu những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm trong bối cảnh lịch sử phật giáo thời Trần để thấy được hệ tư tưởng của thiền phái này đồng thời nghiên cứu những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm để thấy rõ quá trình phát triển đạo phật ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đạo phật là sự ra đời các ngôi chùa. Đó là những dấu ấn vật chất quan trọng minh chứng thêm cho sử liệu chữ viết, một số sự kiện lịch sử- địa lý mà các cuốn sử biên niên chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng còn tản mạn.  

Nội dung và một số sản phẩm của đề tài gồm:

- Chương 1: Sự truyền bá đạo phật vào Việt Nam, triều đại Trần và sự hình thành thiền phái Trúc Lâm.

- Chương 2: Một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm ở Bắc Bộ, những giá trị lịch sử- văn hoá.

- Chương 3: Công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng các di tích thuộc thiền phái Trúc Lâm trong tình hình hiện nay và một số vấn đề khai thác kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường bền vững.

 Ngoài ra, đề tài còn có danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài bao gồm: bản ảnh một số kết cấu kiến trúc và trang trí kiến trúc đặc trưng, ảnh chụp một số di vật quan trọng có trong di tích…

Đề tài nghiệm thu năm 2009 đạt loại Khá

7. VĂN HÓA GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY

Đề tài do PGS.TS. Trần Đức Ngôn, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội làm chủ nhiệm, mục tiêu chính của đề tài là:

Thông qua việc nghiên cứu để đánh giá những ưu điểm và hạn chế của văn hoá gia đình Việt Nam trong quá khứ và hiện tại, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ đề xuất những giải pháp khả thi  nhằm định hướng xây dựng mô hình gia đình văn hoá phù hợp với xu thế hội nhập, phát triển, đồng thời vẫn giữ được giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm: 

Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về gia đình và văn hoá gia đình

Chương 2: Văn hoá gia đình truyền thống  ở Việt Nam

Chương 3: Sự biến đổi của văn hoá gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay

Chương 4: Xây dựng văn hoá gia đình Việt Nam  trong thời đại hiện nay

Đề tài nghiệm thu đạt loại Khá

8. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở HÀ NỘI HIỆN NAY VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
Đề tài do ThS. Ngô Thị Ngọc Anh, Vụ Gia đình làm chủ nhiệm với mục tiêu chính là: Đánh giá thực trạng lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp và cần thiết để nâng cao chất lượng lao động giúp việc gia đình; đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.

 

(1) Nhận diện thực trạng các loại hình lao động giúp việc gia đình phổ biến ở Hà Nội hiện nay và các yếu tố tác động đến các loại hình giúp việc này.

(2) Xác định những thuận lợi và khó khăn của các loại hình lao động giúp việc gia đình được nghiên cứu (của gia đình sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình).

(3) Đánh giá vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm ở Hà Nội trong việc cung cấp lao động giúp việc gia đình.

(4) Đề xuất một số giải pháp quản lý phù hợp đối với các loại hình lao động giúp việc gia đình trên địa bàn Hà Nội.

Đề tài nghiệm thu đạt loại Khá

9. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN LỐI SỐNG TẠI CÁC KHU VỰC ĐANG CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH VĨNH PHÚC

Đề tài do ThS. Hoa Hữu Vân, Vụ Gia đình làm chủ nhiệm với các mục tiêu chính:

- Nhận diện những thay đổi về lối sống của người dân dưới tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình CNH và ĐTH.

- Phân tích sự biến đổi về lối sống của người dân trên một số chiều cạnh chủ yếu.

- Đề xuất về mặt chính sách nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về văn hoá-xã hội trong bối cảnh CNH, ĐTH hiện nay.

Đề tài gồm các nội dung sau: 

Chương 1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và đặc trưng của mẫu khảo sát

Chương 2: Tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đến đến lối sống của người dân khu vực đang công nghiệp hóa, đô thị hóa

Chương 3. Kiến nghị và đề xuất

Đề tài nghiệm thu đạt loại Khá

10. XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở CỘNG ĐỒNG

Đề tài do GS.TS. Đặng Cảnh Khanh, Vụ Gia đình làm chủ nhiệm, với mục tiêu: Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hoạt động của các mô hình truyền thông hiện có về phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng, trên cơ sở đó, xác định rõ cơ sở khoa học, các nguyên tắc và tiêu chí về xây dựng mô hình truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình có chất lượng và hiệu quả tại cộng đồng. Đề xuất các khuyến nghị và giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình sẵn có, về xây dựng các mô hình truyền thông mới trong phòng, chống bạo lực gia đình, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần phát huy sức mạnh tổng hợp của cộng đồng trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Nội dung chính mà đề tài đã triển khai được tập trung vào các vấn đề chính sau đây:

Nội dung I . Cơ sở lý luận và phương pháp luận của việc nghiên cứu xây dựng mô hình truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng

Nội dung II : Thực trạng hoạt động của các mô hình truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng

Nội dung III : Đề xuất các tiêu chí xây dựng mô hình truyền thông PCBLGĐ tại cộng đồng

Nội dung IV: Những quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mô hình truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng

Đề tài nghiệm thu đạt loại Xuất sắc./.

11. NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TỪ CÂY THUỐC GIẤU (INDIGOFERA ZOLLINGERIANA MIQ.) ĐỂ CHỮA CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM CẤP TÍNH CHO VẬN ĐỘNG VIÊN

Chủ nhiệm nhiệm vụ KH&CN: TTƯT, Bs. CK1. Nguyễn Văn Quang

Đơn vị chủ trì: Bệnh viện Thể thao Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2012-2015.

2. Mục tiêu:

- Mục tiêu 1: Xác định bổ sung đặc tính sinh học và kỹ thuật trồng, thu hái, xử lý bảo quản nguyên liệu thô từ Cây thuốc Giấu.

- Mục tiêu 2: Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm Cây thuốc Giấu.

- Mục tiêu 3: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn khi dùng chế phẩm Cây thuốc Giấu trên mô hình chấn thương phần mềm cấp tính ở động vật thực nghiệm và trên bệnh nhân.

- Mục tiêu 4: Đánh giá tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn khi dùng chế phẩm Cây thuốc Giấu trên bệnh nhân bị chấn thương phần mềm cấp tính.

3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN:

- Báo cáo nghiệm thu thực hiện nhiệm vụ KH&CN (gọi tắt là đề tài).

- Số liệu về kết quả thực hiện đề tài.

- Báo cáo kết quả thực hiện của 08 chuyên đề.

4. Sản phẩm của đề tài:

- Hồ sơ về cây thuốc Giấu.

- Tiêu chuẩn của nguyên liệu thô Cây thuốc Giấu.

- Tiêu chuẩn cao mềm Cây thuốc Giấu trước khi bào chế kem.

- Tiêu chuẩn chế phẩm (dạng kem) Cây thuốc Giấu thành phẩm.

- Sơ đồ quy trình công nghệ bào chế kem Cây thuốc Giấu.

- Công thức bào chế kem Cây thuốc Giấu.

- Phác đồ điều trị chấn thương phần mềm cấp tính trên bệnh nhân.

- Số lượng sản phẩm kem bôi ngoài từ Cây thuốc Giấu: 2000 tubes.

- Đào tạo 01 thạc sỹ Y học cổ truyền, 01 Bác sỹ.

- Bài báo khoa học: 02 bài.

- Sách chuyên khảo: 01 quyển.

- Hồ sơ đăng ký sở hữu trí tuệ.

12. ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP KHOA HỌC TRONG ĐÀO TẠO VẬN ĐỘNG VIÊN CẤP CAO MÔN TAEKWONDO VÀ KARATEDO

Mục tiêu nghiên cứu:

Xây dựng và ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao môn Taekwondo và Karatedo, phù hợp với đặc điểm hình thái, tố chất vận động của VĐV Việt Nam, hướng tới đạt huy chương tại các kỳ ASIAD và OLYMPIC.

Nội dung nghiên cứu:

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu đề tài tập trung vào các nội dung chính sau đây:

    Nội dung 1 : Cơ sở lý luận về các giải pháp khoa học ứng dụng trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao nói chung và môn Taekwondo và Karatedo nói riêng.

Nội dung 2: Thực trạng công tác đào tạo, huấn luyện và các điều kiện tập luyện của đội tuyển môn Taekwondo và Karatedo.

Nội dung 3: Nghiên cứu xây dựng hệ thống các giải pháp khoa học về chuyên môn và y sinh trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao cho môn Taekwondo và Karatedo.

Nội dung 4: Ứng dụng hệ thống các giải pháp khoa học về chuyên môn và y sinh vào quá trình huấn luyện và đào tạo VĐV cấp cao cho môn Taekwondo và Karatedo.

13. ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN VIỆT NAM

Đề tài do ThS. Kiều Thúy Nga, Thư viện Quốc gia Việt Nam làm chủ nhiệm, thời gian thực hiện 2014-2015 với các mục tiêu chính sáu: 

- Đánh giá đúng thực trạng tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của thư viện Việt Nam từ trước tới nay, bao gồm quản lý từ cấp độ nhà nước, địa phương, ngành tới từng thư viện thuộc các loại hình thư viện cơ bản.

- Đề xuất mô hình tổ chức quản lý thư viện, đổi mới hình thức hoạt động của Thư viện Việt Nam nhằm đáp ứng và thích nghi với tình hình phát triển công nghệ thông tin hiện nay ở Việt Nam.

Nội dung nghiên cứu của đề tài:

1. Lý luận về mô hình tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của thư viện Việt Nam

2. Thực trạng tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của thư viện Việt Nam

3. Mô hình và giải pháp đổi mới tổ chức quản lý và phương thức hoạt động của thư viện Việt Nam

Đề tài nghiệm thu đạt loại Xuất sắc!

14. Đổi mới phương pháp đào tạo âm nhạc dân tộc tại các trường văn hóa nghệ thuật

Đề tài do PGS.Ts. Lê Thị Mỹ Liêm, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm. Các mục tiêu chính của đề tài là:

Nghiên cứu phương pháp dạy âm nhạc dân tộc cổ truyền giúp người học có thể năm chắc, vững, nhanh những giá trị âm nhạc dân tộc cổ truyền và phát huy, sáng tạo trong tương lai. Cụ thể, đề tài đưa ra những nội dung mang tính bổ trợ cho người học, phương pháp nhằm giúp cho người học diễn tấu đúng lòng bản, phát triển thành công từ lòng bản, giúp ngẫu hứng trong độc tấu – hòa tấu âm nhạc tính phòng dân tộc qua các hình thực “rao” (dạo), đệm ngâm thơ hoặc diễn tấu phát triển trên bản phổ cổ truyền

Đề tài sẽ trú trọng việc kết hợp áp dụng những phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp cổ truyền với những phương pháp mới bằng việc cập nhật những phương tiện khoa học kỹ thuật và tiếp thu những kinh nghiệm của các nước cáo đào tạo âm nhạc dân tộc nhu Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc … Nhằm kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc cổ truyền và của các nước trên thế giới cũng như thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, đề tài giới thiệu lối tiếp cận phương pháp giảng dạy âm nhạc dân tộc bằng công nghệ thông tin hoặc có tài liệu, hình ảnh mẫu phục vụ cho phương pháp mới.

15. ĐÀO TẠO NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY

Đề tài do ThS. Vũ Dương Dũng, trường Cao đẳng Múa Việt Nam thực hiện, với các mục tiêu sau:

Từ quá trình khảo sát, điều tra công tác đào tạo của các cơ sở đào tạo Nghệ thuật biểu diễn Múa trong nước, tiến hành đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp khoa học có giá trị thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Nghệ thuật biểu diễn Múa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.

Nội dung công trình được chia thành ba chương:

          Chương I: Nghệ thuật biểu diễn Múa trong bối cảnh xây dựng nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập.

          Chương II: Đào tạo Nghệ thuật biểu diễn Múa trong bối cảnh xây dựng nền Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập.

          Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Nghệ thuật biểu diễn Múa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập.

Đề tài nghiệm thu đạt loại Khá

16. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIA ĐÌNH HIỆN NAY

Đề tài do TS. Đậu Thị Ánh Tuyết, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm đề tài.

Mục đích nghiên cứu

            - Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ.

            - Tìm kiếm giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hoá cơ sở trên địa bàn các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Kết quả nghiên cứu

          - Nhận diện và phân tích làm rõ những vấn đề thực trạng của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ: thuận lợi, khó khăn; thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng.

          -   Xác định được một số giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Chương một: Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Giới thuyết một số khái niệm liên quan; Hệ thống các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các văn bản chỉ đạo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở của các cấp Bộ, ngành, địa phương phục vụ vấn đề nghiên cứu; Những đặc điểm của hoạt động quản lý văn hóa, người cán bộ văn hóa cơ sở

      - Cơ sở thực tiễn: Tóm lược vài nét về điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội các tỉnh miền Đông Nam Bộ, những yếu tố giữ vai trò tác động, ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động quản lý văn hóa cơ sở của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở.

Chương hai: Đặc điểm đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở các tỉnh miền Đông Nam bộ hiện nay

          Nội dung đề cập đến những điều kiện thuận lợi và khó khăn (khách quan và chủ quan) đối với cán bộ văn hóa cơ sở; thực trạng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở hiện nay; chỉ ra những mặt thành công và những hạn chế, yếu kém; phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân về các mặt hạn chế, yếu kém. Và cũng bởi người cán bộ văn hóa cơ sở có chức năng tổ chức, thực hiện kế hoạch xây dựng đời sống văn hóa tại cơ sở, nên trong khi đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở, chúng tôi có bàn đến một số vấn đề của thực tiễn xây dựng đời sống văn hóa cơ sở tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ như những điều kiện thuận lợi và khó khăn (khách quan, chủ quan) trong việc xây dựng văn hóa cơ sở, nhu cầu hưởng thụ phúc lợi văn hóa của nhân dân, những thành tựu và hạn chế, tồn tại trong việc tổ chức và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở...

Chương ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở các tỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Xác lập những định hướng chung, cơ bản trong công tác xây dựng đời sống văn hóa và đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở trên địa bàn trong bối cảnh cụ thể hiện nay; Xây dựng một số giải pháp mang tính khả thi; Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý văn hoá trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đề tài nghiệm thu đạt loại Xuất sắc

17.