Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Đổi mới phương pháp đào tạo nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc dân tộc tại các trường văn hóa nghệ thuật.
Cơ quan chủ trì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan thực hiện Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Nghệ thuật
Chủ nhiệm(*) Nguyễn Thị Mỹ Liêm
Ngày bắt đầu 01/2008
Ngày kết thúc 12/2009

Tổng quan

Tính cấp thiết

Mục tiêu

- Nghiên cứu phương pháp dạy âm nhạc DT - CT giúp cho người học có thể nắm chắc, vững, nhanh những giá trị âm nhạc dân tộc cổ truyền và phát huy, sáng tạo trong tương lai. Cụ thể, đề tài sẽ đưa ra những nội dung mang tính bổ trợ cho người học, phương pháp nhằm giúp cho người học diễn tấu đúng lòng bản, phát triển thành công từ lòng bản, giúp ngẫu hứng trong độc tấu – hòa tấu âm nhạc thính phòng dân tộc qua các hình thức ‘rao” (dạo), đệm ngâm thơ hoặc diễn tấu phát triển trên bản phổ cổ truyền.

- Đề tài sẽ chú trọng việc kết hợp áp dụng những phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp cổ truyền với những phương pháp mới bằng việc cập nhật những phương tiện khoa học kỹ thuật và tiếp thu những kinh nghiệm của các nước có đào tạo âm nhạc dân tộc như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…nhằm kế thừa và tiếp thu những giá trị văn hóa dân tộc cổ truyền và của các nước trên thế giới cũng như những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, Đề tài sẽ giới thiệu lối tiếp cận phương pháp giảng dạy âm nhạc dân tộc bằng công nghệ tin học hoặc có tài liệu, hình ảnh mẫu (video clip) phục vụ cho phương pháp mới

Nội dung

- Khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc DT -  CT tại các Học viện âm nhạc, Nhạc viện, các trường Cao đẳng và trung cấp VH – NT (Cao đẳng Việt Bắc, Tây Bắc, Trường Trung cấp VH- NT Huế, Cần Thơ, Đồng Nai…); đào tạo nghệ sĩ đệm cho nghệ thuật sân khấu kịch hát cổ truyền ở các trường Sân khấu – diện ảnh (ĐH Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Cao đẳng SK – ĐA Tp Hồ Chí Minh). Nội dung khảo sát: thu thập số liệu, chương trình, bài bản, thực hiện phiếu điều tra (Bảng hỏi)…để nắm được về tình hình số lượng học sinh – sinh viên các chuyên ngành âm nhạc dân tộc; chương trình, chất lượng đào tạo qua năng lực biểu diễn các phong cách, thể loại âm nhạc DT – CT; cách đánh giá… thể hiện rõ hiện trạng đào tạo nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc DT – CT tại các trường.

- Nghiên cứu, xác định mục đích, đối tượng, nội dung đào tạo âm nhạc dân tộc thông qua nội dung chương trình đào tạo âm nhạc DT- CT

- Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy theo truyền thống và hiện đại, cập nhật thông tin mới nhất về phương pháp dạy âm nhạc trên thế giới và Việt Nam.

- Qua nghiên cứu, xác định mục tiêu, vấn đề chủ yếu trong nội dung chương trình đào tào (của các cấp học) và đề ra những đổi mới trong phương pháp đào tạo.

- Thực hiện một số chuyên đề nghiên cứu các phương pháp tiếp cận với phong cách diễn tấu cổ truyền như: dạy xướng âm và đọc hiểu lòng bản, lối ghi cổ truyền; giới thiệu những vấn đề mang tính lý thuyết âm nhạc Dt- CT…; phương pháp diễn tấu phát triển từ lòng bản, một số phương pháp “rao” trong độc tấu – hòa tấu âm nhạc thính phòng dân tộc, hướng dẫn đệm ngâm thơ hoặc diễn tấu phát triển trên thang âm – điệu; phương pháp giảng dạy truyền khẩu trên bản ký âm theo lối cổ truyền…để tổng hợp các nghiên cứu chuyên đề nêu trên, đưa ra việc ứng dụng công nghệ trong phương pháp giảng dạy và giới thiệu bằng tài liệu.

Nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học trong phương pháp đào tạo như công nghệ thu âm, phân tích âm thanh, công nghệ thông tin…để thực hiện một tài liệu bằng hình ảnh giới thiệu một số kỹ thuật diễn tấu âm nhạc DT – CT (thực hiện CD, VCD hoặc DVD và tài liệu ghi chứ hướng dẫn thực hành).

PP nghiên cứu

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

File đính kèm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
STT Nội dung phối hợp Kết quả dự kiến Thời gian bắt đầu - kết thúc
STT Tên sản phẩm Số lượng dự kiến Diễn giải