Thông tin chung
Tên đề tài (*) | Nghiên cứu những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm, những giá trị lịch sử - văn hóa. |
Cơ quan chủ trì | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Cơ quan thực hiện | Trường Đại học Văn hoá Hà Nội |
Loại đề tài | Đề tài cấp Bộ |
Lĩnh vực nghiên cứu | Di sản văn hóa |
Chủ nhiệm(*) | Nguyễn Văn Tiến |
Ngày bắt đầu | 03/2006 |
Ngày kết thúc | 03/2008 |
Tổng quan
Tính cấp thiết
Mục tiêu
Nghiên cứu những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm trong bối cảnh lịch sử phật giáo thời Trần để thấy được hệ tư tưởng của thiền phái này đồng thời nghiên cứu những ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm để thấy rõ quá trình phát triển đạo phật ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đạo phật là sự ra đời các ngôi chùa. Đó là những dấu ấn vật chất quan trọng minh chứng thêm cho sử liệu chữ viết, một số sự kiện lịch sử- địa lý mà các cuốn sử biên niên chưa đề cập đến hoặc đề cập đến nhưng còn tản mạn
Nội dung
PP nghiên cứu
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu sự ra đời cũng như quá trình tồn tại dòng thiền Trúc Lâm trong lịch sử phật giáo Việt Nam và cùng với nó là dấu tích vật chất một số ngôi chùa thuộc thiền phái này ở miền Bắc Việt Nam.
Đề tài dùng phương pháp nghiên cứu khảo sát điền dã thực tế từng di tích một để rút ra một số kết luận cần thiết phục vụ cho nghiên cứu.
Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, bảo tàng học, bảo tồn di tích và văn hoá học để làm sáng tỏ giá trị thực tế của các ngôi chùa này, từ đó đề xuất những biện pháp bảo tồn bền vững, nâng cao hiệu quả khai thác phục vụ kinh tế quốc dân, xem đây là một trong những mục tiêu quan trọng và cấp bách của đề tài.
Hiệu quả KTXH
Đề tài là một tập hợp tư liệu tương đối đầy đủ về thực trạng và giá trị văn hoá- lịch sử của một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một nguồn tư liệu, sử liệu tham khảo quan trọng để nghiên cứu lịch sử và lịch sử phật giáo Việt Nam thời Trần và muộn hơn nữa là lịch sử phật giáo những năm về sau.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp một phần kinh nghiệm trong nhiều kinh nghiệm đã có trước đây về bảo tồn và phát huy giá trị các di tích kiến trúc tôn giáo. Đặc biệt, đề tài đi sâu vào nghiên cứu khai thác kinh tế trong hoạt động du lịch. Khai thác giá trị các di tích dưới góc độ kinh tế chính là làm tăng nguồn kinh phí phục vụ công tác bảo tồn được tốt hơn.
ĐV sử dụng
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Trường Đại học Văn hoá Hà Nội
File đính kèm