Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Nghiên cứu mối quan hệ văn hóa tộc người giữa dân tộc Sán Chay (Cao Lan-Sán Chí) với dân tộc Kinh (Việt) phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển bền vững đời sống kinh tế văn hóa cơ sở các huyện miền núi tỉnh Bắc Giang.
Cơ quan chủ trì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan thực hiện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Di sản văn hóa
Chủ nhiệm(*) Bùi Quang Thanh
Ngày bắt đầu 03/2009
Ngày kết thúc 03/2011

Tổng quan

Ngoài nước:

Cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào của các nhà khoa học nước ngoài liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của đề tài này. Trong số các công trình người nước ngoài nghiên cứu về các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các học giả chỉ chủ yếu quan tâm đến một số dân tộc như: Tày, Nùng (Vùng văn hóa Việt Bắc – Đông Bắc), Mông, Thái, Dao (vùng văn hóa Tây Bắc), Ba – na, M’nông, Ê đê (vùng văn hóa Tây Nguyên). Phần lớn các công trình này đều tập trung vào cách tiếp cận dân tộc học, dân tộc chí và nghiên cứu văn hóa tộc người thuộc phạm vi từng dân tộc nói riêng. Vấn đề tiếp cận quan hệ giao lưu văn hóa tộc người, quá trình biến đổi văn hóa hoặc đồng hóa văn hóa gần như chưa được đặt ra như một đối tượng nghiên cứu khoa học cụ thể. Đầu những năm 1900 của thế kỷ XX , lần đầu tiên, các nhà dân tộc học người Pháp quan tâm điều tra và nghiên cứu liên quan đến người Cao Lan. Chẳng hạn, vào năm 1902, học giả A. Bonifacy đã công bố công trình “Une mission ches les Mans de Octobe 1901 à la for de Janvier - Một chuyến điền dã vùng đất người Mán từ tháng Mười đến tháng Giêng năm 1901”, trong đó ông tập trung nghiên cứu ngọn nguồn tên gọi, nguồn gốc tộc người từ truyền thuyết dân gian và các yếu tố dân tộc chí của các tộc người phía Bắc Việt Nam. Về người Cao Lan, ông viết:”Tên tự gọi của họ là Cao Lan hay Sơn Tử. Những người láng giềng gọi họ là Cao Lan, ít gọi là Sơn Tử”. Đến năm 1995, ông công bố tiếp chuyên luận về người Cao Lan (Monographie des Man Cao Lan, Revue Indochinoise, N13-15/7/1905), trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu văn hóa tộc người và các nghi lễ vòng đời người một cách biệt lập với các dân tộc khác cư trú cùng không gian văn hóa. Năm 1904, nhà dân tộc học L.Tharaud công bố công trình nghiên cứu dân tộc học về các dân tộc sinh sống ở tỉnh Hưng Hóa cũ (thuộc các huyện Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hòa và một phần đất Tuyên Quang, Thái Nguyên hiện nay), trong đó chủ yếu đi vào vấn đề tên gọi và ngôn ngữ tộc người (Les provinces du Tonkin Hưng Hóa – Revue Indochinoise 15.8.1904).

 Như vậy là, vấn đề giao lưu văn hóa tộc người, mà cụ thể là giữa người Cao Lan – Sán Chí với người Việt (Kinh) chưa được các nhà nghiên cứu nước ngoài đặt ra và quan tâm.

Trong nước:

Cách đây khoảng trên dưới nửa thế kỷ, giới khoa học xã hội Việt Nam đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu sự tồn tại của hơn hai chục dân tộc cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí). Có thể kể đến một số công trình, bài báo mang tính tiên phong như: Tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử của người Cao Lan của Lã Văn Lô (in trong Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 55, tháng 10/1963); Trở lại vấn đề nguồn gốc lịch sử người Cao Lan của Chu Quang Trứ (in trong Tạp chí Dân tộc học, số 45, tháng 6/1964); Về mối quan hệ tộc người giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chí của Nguyễn Nam Tiến (in trong Thông báo Dân tộc học, số 1/1972); Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang - nhiều tác giả, trong đó phần viết về dân tộc Cao Lan chiếm 43 trang in, về dân tộc Sán Chí chiếm 34 trang in, xuất bản năm 1973. Và đặc biệt là công trình Các dân tộc ít người ở Việt Nam – các tỉnh phía Bắc – đã công bố mang tính chính thống về sự tồn tại của dân tộc Sán Chay như sự hợp nhất của hai tộc người Cao Lan và Sán Chí, trong thành phần 54 dân tộc của Việt Nam (Phần viết về dân tộc Cao Lan – Sán Chí do Nguyễn Nam Tiến viết), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1978. Ngoài ra, còn một số công trình chuyên khảo, tiểu luận khác viết trực tiếp về dân tộc Cao Lan – Sán Chí với tư cách một dân tộc mang tên Sán Chay, của các nhà dân tộc học khác như: Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Khắc Tụng, Lã Văn Lô,... Nhìn chung, các công trình này chỉ chủ yếu đặt ra mục đích khảo sát dân tộc học, đi sâu vào vấn đề lịch sử tộc người, xác định tên gọi và nghiên cứu văn hóa vật thể cùng văn hóa phi vật thể (dưới góc độ khảo sát, mô tả) của dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí) ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề về không gian nghiên cứu của đề tài, từ đầu những năm 2000 trở lại đây, đã có một số tiểu luận nghiên cứu của các nhà khoa học Trung ­­ương và địa ph­­ương đ­­ược công bố. Đó là các công trình của nhà nghiên cứu Dân tộc học Khổng Diễn: Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam (Chủ biên-2002),Góp phần nghiên cứu văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, Góp bàn về việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc Bắc Giang; của TS. Chu Thái Sơn: Văn hóa truyền thống các dân tộc ở Bắc Giang; của nhà nghiên cứu Quan họ Trần Linh Quý: Văn hóa truyền thống và lễ hội của các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang. Và các nhà nghiên cứu – sưu tầm của địa phương, như: Tiểu luận của Nguyễn Sĩ Cầm: Bản sắc văn hóa thể hiện qua các lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang; của Bá Đạt: Một vài suy nghĩ về bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lục Ngạn; của Lâm Quốc Ấn: Một số ý kiến về người Cao Lan – Sán Chí ở Bắc Giang. Các tiểu luận này được tập hợp, công bố trong tập sách (dưới dạng Kỷ yếu) Di sản văn hóa Bắc Giang, do Bảo tàng Bắc Giang xuất bản năm 2005. Trong tập sách Văn hóa phi vật thể huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang (Viện Văn hóa Thông tin – nay là Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - xuất bản năm 2007), tập hợp các bài viết liên quan đến văn hóa phi vật thể người Cao Lan-Sán Chí ở các xã thuộc huyện Lục Ngạn. Ví dụ: Nguyễn Xuân Hào với tiểu luận Văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở thôn Cống Luộc, xã Đèo Gia; Nguyễn Huy Hạnh với Văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở thôn Đồng Rãng, xã Kim Sơn; Nguyễn Thu Minh với Văn hóa phi vật thể của người Sán Chỉ ở thôn Cống, xã Kiên Lao; Nguyễn Hữu Tự với Văn hóa phi vật thể của người Sán Chỉ ở bản Trạm, xã Xa Lý.

Nhìn chung, cho đến nay, chưa có công trình nào trực tiếp khảo sát, nghiên cứu mối quan hệ văn hóa tộc người giữa dân tộc Sán Chay (Cao Lan-Sán Chí) với dân tộc Kinh (Việt), thuộc các huyện miền núi tỉnh Bắc Giang nói riêng và trên địa bàn cư­­ trú thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung.

Tính cấp thiết

1.1. Bắc Giang là một tỉnh mang đặc trư­­ng khí hậu - địa lý vừa miền núi bán sơn địa, vừa đồng bằng, nơi c­­ư trú của 8 dân tộc anh em, trong đó có 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Những vùng đất này tiếp giáp các tỉnh miền núi của Việt Nam là Thái Nguyên, Lạng Sơn và Quảng Ninh, nơi tuy có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú, có tiềm năng văn hóa của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay,...như­­ng hiện tại chư­­a đư­­ợc khai thác, phát huy và  vẫn thuộc khu vực gặp nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, đã và đang rất cần sự quan tâm nghiên cứu cho việc đầu t­­ư phát triển từ các ngành, các cấp.

1.2. Là dân tộc mới đến tụ c­­ư rải rác tại 4 huyện miền núi Bắc Giang trong khoảng 300 – 400 năm nay, dân tộc Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí) đã sớm có mối quan hệ xã hội về các mặt với dân tộc Kinh và các dân tộc khác, cùng gắn với vận mệnh lịch sử của cộng đồng dân tộc nói chung. Với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, ng­­ười Cao Lan - Sán Chí đã có mối giao l­­ưu văn hóa đan xen, bền chặt với ng­­ười Kinh và các dân tộc khác (Tày, Nùng,…) trên tiến trình lịch sử. Việc nghiên cứu những mối quan hệ t­­ương đồng và dị biệt từ giao thoa văn hóa đó sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình khai thác những mặt tích cực phục vụ công cuộc xây dựng đời sống văn hóa địa ph­ư­ơng, nêu ra các giải pháp khả thi cho quá trình phát triển bền vững mối quan hệ tộc người về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, đáp ứng mục tiêu “ Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”.

1.3. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và từ nguyện vọng của nhân dân các huyện miền núi, những năm gần đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề xuất ch­­ương trình mục tiêu cho việc xây dựng và phát triển văn hóa giai đoạn trước mắt (2005-2010) và tầm nhìn 2020, trong đó đặt ra nhiệm vụ khảo sát và tiến hành nghiên cứu di sản văn hóa của các dân tộc sống trên địa bàn miền núi phục vụ quá trình bảo tồn, phát huy và phát triển bền vững đời sống kinh tế - văn hóa các dân tộc. Để thực hiện tốt nhiệm vụ to lớn và cấp thiết đó, địa phương đã và đang rất cần sự hợp tác của các nhà nghiên cứu khoa học thuộc các ngành khoa học khác nhau, trong đó có ngành khoa học xã hội từ các viện nghiên cứu Trung ­­ương, huy động tổng lực nguồn lực con ngư­­ời phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế Bắc Giang hiện tại và lâu dài.

1.4. Cũng nhân cơ hội được tiếp cận ở những góc độ và mức độ nhất định môi trường văn hóa cùng các biểu hiện trong đời sống văn hóa xã hội nói chung của người Cao Lan và người Sán Chí, đề tài cung cấp thêm một số thông tin để góp phần nhận diện những ranh giới biện luận cho sự tồn tại của một dân tộc (Sán Chay) như các nhà dân tộc học đã tổng kết hay Cao Lan và Sán Chí thực sự tồn tại như hai dân tộc đồng đẳng theo các tiêu chí cơ bản đối với sự hiện tồn của khái niệm dân tộc trong cộng đồng quốc gia đa dân tộc Việt Nam.

Mục tiêu

1.  Khảo sát, điều tra di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của dân tộc Sán Chay trên địa bàn 4 huyện miền núi bắc Giang.

2. Xác lập những nét t­­ương đồng và dị biệt giữa văn hóa tộc ng­­ười Cao Lan – Sán Chí (Sán Chay) với ng­­ười Việt (Kinh).

3. Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa văn hóa 2 dân tộc này trên tiến trình lịch sử.

4. Đề xuất các giải pháp mang tính ứng dụng trong việc khai thác  và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong mối quan hệ văn hóa tộc ng­­ười giữa ngư­­ời Việt và ng­­ười Cao Lan – Sán Chí phục vụ đầu t­­ư phát triển bền vững đời sống kinh tế, văn hóa của các huyện miền núi Bắc Giang nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung.

Nội dung

PP nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu của đề tài này, dự kiến tiến hành sử dụng các phư­­ơng pháp chính sau đây :

- Ph­­ương pháp điền dã dân tộc học, thể hiện ở những hình thức tiến hành cụ thể: Một là, lấy quan sát thực địa làm cơ sở để ghi chép và mô tả bằng văn bản, phân tích lại sau khi mọi công việc trên thực địa hoàn tất. Quá trình phân tích văn bản đư­ợc xác định trên cơ sở những câu hỏi nghiên cứu về các bối cảnh có đặc điểm khác nhau và hư­ớng tìm hiểu chính về đối t­ượng.

Hai là, phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm: nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về nhận thức, thái độ, hành vi của người địa ph­ương về các vấn đề của văn hóa tộc người/văn hóa cộng đồng mà họ là những thành viên. Đối t­ượng đ­ược áp dụng phỏng vấn và thảo luận chủ yếu là ng­ười Sán Chay và ng­ười Kinh trong cùng một địa vực c­ư trú, có độ tuổi của 3 thế hệ: 20,50,67-70. Ngoài ra còn có các đối t­ượng khác như­ cán bộ quản lý và hoạt động văn hóa ở địa ph­ương, ng­ười cai quản và điều hành các cơ sở di tích tín ng­ỡng cùng những ng­ười dân khác sinh sống trên địa bàn.

Ba là, ghi chép tư liệu hồi cố: đ­ược thực hiện nhằm tìm hiểu một số sự kiện, hiện tư­ợng xảy ra trong quá khứ, khôi phục lại sự kiện từ trí nhớ của ng­ười dân, qua đó tìm hiểu những ý nghĩa của bối cảnh l­ưu giữ hoặc biến đổi của các thành tố văn hóa truyền thống trong các tình huống xã hội cụ thể.

- Phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học: Thu thập thông tin bằng bảng hỏi cấu trúc đóng, kết hợp kiểu câu hỏi nửa đóng (gồm thông tin định tính- định l­ượng), tập trung vào các mẫu đại diện (với các kiểu nhóm) của dân tộc Sán Chay trên địa bàn 4 huyện miền núi Bắc Giang.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành trong tr­ường hợp tìm hiểu mối quan hệ và giao l­ưu văn hóa, tìm hiểu đặc điểm môi tr­ường tự nhiên và xã hội, lập các phép toán học nhằm xử lý số liệu thống kê…Trong đó phương pháp nghiên cứu văn hóa học được coi là phương pháp chủ đạo, xuyên suốt quá trình tiếp cận và xử lý thông tin phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

File đính kèm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
1 ThS. Nguyễn Thị Thu Hường
STT Nội dung phối hợp Kết quả dự kiến Thời gian bắt đầu - kết thúc
STT Tên sản phẩm Số lượng dự kiến Diễn giải