PGS.TS. Trương Quốc Bình - Tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III

PGS.TS Trương Quốc Bình, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III vì ”Đã có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

1. Sơ lược tiểu sử

Sinh ngày: 18-4-1951.

Quê quán: xã Tảo Dương Văn, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyên viên cao cấp.

Học vị: Tiến sỹ.    Năm bảo vệ: 1983.

Tại: Viện Nghiên cứu Di tích và Bảo tồn Di tích, Khoa Mỹ thuật, Trường Đại học Tổng hợp Nicolai Copecnic, Torun, Ba Lan.

- Học hàm: PGS                  Năm phong: 2002.

2. Quá trình công tác

- Từ tháng 8/1973: chuyên viên Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bộ Văn hóa.

- Từ 1979 đến 1983: Nghiên cứu sinh về Bảo tồn Bảo tàng tại Ba Lan.

- Từ 1984-1988: công tác tại Trung tâm Bảo tồn Di tích, Bộ Văn hóa.

- Từ 1984: Thư ký Thường trực Nhóm Công tác Chỉ đạo hỗn hợp giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO về Di sản văn hóa Huế (gọi tắt là Nhóm Công tác Huế - UNESCO).

- Từ 1988-1989: Thực tập sinh UNESCO về bảo quản di sản văn hóa tại NRLC Lucknow, Ấn Độ.

- Từ 1990: Chuyên viên chính Vụ Bảo tồn Bảo tàng.

- Từ 1995- 1997: Trưởng phòng Quản lý Bảo tàng, Cục Bảo tồn Bảo tàng.

- Từ 1-1-1997 đến 28-2-2003: Phó Cục trưởng Cục Bảo tồn Bảo tàng. Từ tháng 1-2002 được bổ nhiệm ngạch Chuyên viên cao cấp. Tháng 11-2002 được công nhận là Phó Giáo sư ngành Văn hóa. Trong thời gian này, tham gia soạn thảo Luật Di sản văn hóa, tiếp tục tham gia và chủ trì việc xây dựng, bảo vệ hồ sơ đưa các di sản văn hóa và thiên nhiên tiêu biểu của Việt Nam vào Danh sách Di sản Thế giới là Huế, Hạ Long, Mỹ Sơn, Hội An và Phong Nha Kẻ Bàng.

- Từ 1-3-2003 đến 30-6-2009: Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

- Từ 1-7-2009 đến 12-2010: Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

- Từ 1-1-2011 đến nay: Chuyên viên cao cấp Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

- Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia nhiệm kỳ I (2004-2009) và Nhiệm kỳ 2 (2010-2015).

- Ủy viên Ban Chấp hành Hội Di sản văn hóa Việt Nam nhiệm kỳ I (2004-2009) và Nhiệm kỳ 2 ( 2009-2014).

3. Hoạt động đào tạo

- Giảng viên kiêm nhiệm tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

- Tham gia giảng dạy và hướng dẫn tốt nghiệp tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học dân lập Đông Đô.

- Đã hướng dẫn 08 học viên cao học bảo vệ luận văn cao học tại Trường Đại học Văn hóa, Trường Quản lý Cán bộ giáo dục (từ 1997 đến nay).

- Đã hướng dẫn 01 NCS bảo vệ thành công luận án TS, đang hướng dẫn 02 NCS.

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

4.1. Chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ

- Những kiến giải về xã hội hóa hoạt động bảo tàng ở Việt Nam (nghiệm thu năm 1998).

- Bảo quản, tu sửa các tác phẩm hội họa tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (nghiệm thu năm 2006).

4.2. Hội thảo khoa học

* Hội thảo quốc tế

Educational Activities of Museum, Asian Cultural Centre for UNESCO Tokyo, 1991.

- Conference on Comparative museology and museography in ASEAN The Role of ASEAN Museums in the 21st Century, 9-12 April, Manila, Philippines 1997.

Regional Workshop on Nature and Biodiversity as World Heritage in East and Southeast Area, Tokyo and Yakushima, Japan, February, 21-25/2000.

UNESCO Regional Workshop for the Preparation of Periodic Peports on the State of Conservation of World Heritage Cultural Sites in Asia, July 11-13, 2001, Gyeonju, Republic of Korea.

- ASIA - EUROPIE Seminar Cultural Heritage, Man and Tourism, Hanoi, 5-6/11/2001.

* Hội thảo trong nước

50 năm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, do Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức năm 1995 tại Hà Nội.

Bảo tàng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam phối hợp tổ chức năm 1997 tại Quảng Bình.

- Hội thảo toàn quốc về xã hội hoá các hoạt động bảo tồn bảo tàng, do Cục Bảo tồn Bảo tàng phối hợp với Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật tổ chức tại Huế, tháng 9-1998.

- Hội thảo Đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng do Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức các ngày 18, 19/11/2001.

- Hội thảo Giữ gìn và phát huy di sản Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá, do Ủy ban quốc gia UNESCO tổ chức tại Hà Nội 26-27/3/2002.

- Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá Dinh Độc lập tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

- Hội thảo khoa học “Bảo quản hiện vật hữu cơ tại bảo tàng và di tích” do Cục Di sản văn hoá tổ chức tại Hà Nội các ngày 28, 29/12/2004).

- Hội thảo Văn hoá Đà Nẵng hội nhập và phát triển, Đà Nẵng, 2006.

- Hội thảo Phát triển văn hóa các tỉnh khu vực Tây Bắc do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch cùng Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái tổ chức ngày 24-10-2007).

Quốc Mẫu Tây thiên Vĩnh Phúc trong Đạo Mẫu Việt Nam, 3/2010.

- Hội thảo Du lịch Thái Nguyên trong sự kết nối với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Việt Bắc - Điểm đến Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam do Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam vàv Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên phối hợp tổ chức tại Thái Nguyên ngày 19-5-2010).

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Khu di tích Phật viện Đồng Dương, Quảng Nam, tháng 8/2011.

4.3. Các công trình đã công bố

a. Sách

- Cultura Vietnamu, Vacxava, 1982.

Conservation of woodern monuments, NRLC, Lucknown, 1988.

Hue Monuments, 1990.

The International Campain for Safeguarding of Hue Cultural Heritage (1981- 1996).

Tìm trong di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, 2006 (nhiều tác giả).

b. Bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

Sưu tầm các hiện vật dân tộc học để chuẩn bị xây dựng Bảo tàng Dân tộc học ở nước ta, tạp chíDân tộc học, Ủy ban Khoa học xã hội, Hà Nội, số 2, 1976 , tr. 85-95.

Bảo tàng Hải Phòng, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 56, 4/1976, tr. 28-31.

Cách bảo quản di tích lịch sử và văn hoá, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 12/1976, tr 26-29.

- Organizacja muzealnictwa w SRW (Tổ chức hoạt động của các bảo tàng Việt Nam), "Muzealnictwo" (tạp chí Bảo tàng học, chữ Ba Lan) Warszawa, 1982, No 4, tr. 136-145.

The conservation of woodern monuments, National Research Institute for Conservation of Cultural heritage, Luknow, India, 1989 (60 tr).

Present situation and educational activities of Vietnamese Museums", Asian Cultural Centre for UNESCO "Educational Activities of Museum, Tokyo, 1991.

The Conservation Hue, "Heritage of Asia and Ocenania", ICOMOS , Colombo, 1993, tr 130-135.

Xây dựng sưu tập hiện vật trong sự nghiệp đổi mới các hoạt động của Bảo tàng Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam "Sưu tập hiện vật bảo tàng", Nxb. Văn hoá Thông tin, H.1994.

Ý nghĩa trọng đại của sắc lệnh số 65 qua việc tìm hiểu và đánh giá những hoạt động của Pháp quốc Viễn đông bác cổ học viện, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh "50 năm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc", H.1996.

Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Bảo tồn Bảo tàng Việt Nam, Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh "50 năm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc", H.1996.

Hiện vật bảo tàng - nội dung khoa học và việc quản lý nhà nước đối với hiện vật ở Việt Nam Bảo tàng Cách mạng Việt Nam "Sự nghiệp Bảo tàng - những vấn đề cấp thiết", tập II, H.1996.

Vietnam museums: Process of their formation and operation Country Report of SRV, Final Report Conference on Comparative museology anf museography in ASEAN " The Role of ASEAN Museums in the 21st Century", 9-12 April, Manila, Philippines 1997, p. 87-106.

Tình hình lưu niệm danh nhân ở Việt Nam và vấn đề lưu niệm các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, 1997.

Hoạt động Bảo tàng Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Cục Bảo tồn Bảo tàng, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Hà Nội, H.1998.

Một số kiến giải về xã hội hoá các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản ở Việt Nam, tham luận tại Hội thảo toàn quốc về xã hội hoá các hoạt động bảo tồn bảo tàng, do Cục Bảo tồn Bảo tàng phối hợp với Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Cách mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh và Bảo tàng Mỹ thuật tổ chức tại Huế, tháng 9-1998.

Đổi mới hoạt động bảo tồn bảo tàng Việt Nam trong bước chuyển giữa hai thế kỷ, Kỷ yếu Hội thảo khoa học thực tiễn toàn quốc Hoạt động của ngành Bảo tồn Bảo tàng kỷ niệm những ngày lễ lớn năm 2000 do Cục Bảo tồn Bảo tàng và Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức tháng 9/1999, 13tr.

Curent situation anf future challanges of the World Heritage in Vietnam, Regional Workshop on Nature and Biodiversity as World Heritage in East and Southeast Area”, Tokyo and Yakushima, Japan, February, 21-25/2000 tr. 161-172.

Về mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch, tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 2/2000, tr. 7- 9.

Quá trình hình thành, phát triển và triển vọng hợp tác về bảo tàng của các nước ASEAN, tạp chíNghiên cứu Đông Nam Á, số 3/ 2000, tr. 15-21.

Đổi mới các hoạt động bảo vệ và phát huy những di tích và di vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh để góp phần xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, số 5-2000, tr. 3-8.

Giáo dục cộng đồng bảo vệ, phát huy các di sản thế giới ở Việt Nam, tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 203, 5/2001, tr. 26-32.

Ý nghĩa và nội dung chủ yếu của Luật Di sản văn hoá, tạp chí Tư tưởng - Văn hoá, Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, số 7 , 2001, tr 23-28.

Current situation and major chalenges in the preservation of world cultural heritage in Vietnam,Country Report at UNESCO Regional Workshop for the Preparation of Periodic Peports on the State of Conservation of World Heritage Cultural Sites in Asia, July 11-13, 2001, Gyeonju, Republic of Korea, p. 74-82.

From traditional handicraft heritage to industrialized souvenirs technology for the sustainable development of tourism, Report at ASIA- EUROPIE Seminar Cultural Heritage, Man and Tourism”, Hanoi, 5-6/11/2001, p. 122-126.

Những kiến giải về công tác nghiên cứu sưu tầm, bảo quản và phát huy các sưu tập về dân tộc học từ thực tiễn hoạt động của các bảo tàng ở nước ta, tham luận tại Hội thảo Đổi mới tiếp cận dân tộc học trong các bảo tàng do Cục Bảo tồn Bảo tàng và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức các ngày 18, 19/11/2001, tr. 9-16.

Bảo vệ và phát huy di sản văn hoá vật thể trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá ở Hà Nội, tham luận tại Hội thảo quốc gia Giữ gìn và phát huy di sản Thăng Long - Hà Nội trong bối cảnh đô thị hoá, do Ủy ban quốc gia UNESCO tổ chức tại Hà Nội 26-27/3/2002, 10 tr.

Bảo vệ và phát huy kho tàng di sản văn hoá phi vật thể ở Việt Nam, tham luận tại hội thảo khoa học do Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia, Sở Văn hóa Thông tin Hồ Chí Minh tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11-2002.

Đổi mới công tác bảo vệ và phát huy giá trị của các tác phẩm nghệ thuật tại khu di tích Dinh Thống Nhất - thành phố Hồ Chí Minh, kỷ yếu hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá Dinh Độc lập tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 14-21.

Công cuộc bảo tồn và phát huy quần thể di tích lịch sử và văn hóa Huế, 2003.

Những vấn đề cơ bản của Luật Di sản văn hóa, tạp chí Di sản văn hóa, số 1, 2003.

Công tác Bảo quản các hiện vật hữu cơ là tác phẩm hội hoạ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo quản hiện vật hữu cơ tại bảo tàng và di tích do Cục Di sản văn hoá tổ chức tại Hà Nội các ngày 28, 29/12/2004).

Những giá trị đặc sắc của văn hóa người Hoa ở Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo khoa học về văn hoá người Hoa tại Việt Nam do Bộ Văn hoá Thông tin và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 1-3-2007.

Một số vấn đề về bản quyền tác giả từ thực tiễn hoat động của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, kỷ yếu Hội thảo về bản quyền tác phẩm mỹ thuật do Hội Mỹ thuật và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Đà Nẵng, 8/2008.

Những thành tựu nổi bật của Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam qua 50 năm xây dựng và phát triển, kỷ yếu Hội thảo 50 năm Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, 2009.

Một số kiến giải về công tác bảo quản các di sản văn hóa vật thể về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu di tích Phủ Chủ tịch, kỷ yếu Hội thảo chuyên đề về công tác bảo quản các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2010.

Tăng cường việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ để đổi mới hoạt động bảo tàng ở Việt Nam, tạp chí Di sản văn hóa, số 3, 2011.