Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến lối sống tại các khu vực đang công nghiệp hóa và đô thị hóa nghiên cứu tại tỉnh Vĩnh Phúc
Cơ quan chủ trì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan thực hiện Vụ Gia đình
Loại đề tài Đề tài cấp Bộ
Lĩnh vực nghiên cứu Gia đình
Chủ nhiệm(*) Hoa Hữu Vân
Ngày bắt đầu 01/2009
Ngày kết thúc 12/2009

Tổng quan

Nghiên cứu về sự biến đổi xã hội nói chung, biến đổi lối sống nói riêng, dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã được nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới thực hiện. Nội dung chính của chương này là trình bày khái quát một số công trình nghiên cứu chủ yếu liên quan đến đề tài. Qua đó, nhóm nghiên cứu sẽ làm nổi bật hơn vấn đề nghiên cứu cũng như nhu cầu triển khai đề tài.

1. Một số nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới, các nhà xã hội học thuộc trường Đại học tổng hợp Chicago là những người đầu tiên thực hiện các nghiên cứu quy mô và chuyên sâu về các vấn đề xã hội của cộng đồng cư dân đô thị, trong đó có vấn đề lối sống (Turner, 2006: 59). Có thể liệt kê một số tác phẩm tiêu biểu đã mô tả, phân tích về sự thích ứng của người dân, nhất là dân nhập cư, với lối sống tại các đô thị như: “Người nông dân Ba Lan ở châu Âu và Mỹ” của Thomas & Florian Znaniecki (1918-1920), “Thành phố” của Robert Park & Ernest Burgess (1925), “Đặc trưng đô thị như là một lối sống” của Luis Wirth (1938), “Gia đình Negro ở Chicago” của E. Franklin Frazier (1931), “Những cư dân thành thị” của Herbert Gans (1962)... 

2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sau hơn hai thập kỷ đổi mới, khu vực nông thôn, đặc biệt là đời sống xã hội tại các vùng nông thôn ven đô, ven thị đang diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển kinh tế, CNH và ĐTH. Chính bởi vậy, một trong những chủ đề được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây ở Việt Nam là sự biến đổi xã hội tại các khu vực đang diễn ra tiến trình CNH và ĐTH.

Nhiều tác giả và nhóm nghiên cứu, cả trong và ngoài nước, đã tập trung mô tả các vấn đề kinh tế-xã hội mới nảy sinh tại các vùng ven đô và các khu công nghiệp mới được hình thành (Micheal Leat, 2000; Trịnh Duy Luân, 2000 và 2003; Trần Đan Tâm và Nguyễn Vi Nhuận, 2000; Nguyễn Quang Vinh, 2001; Nguyễn Duy Thắng, 2004; Nguyễn Hữu Minh, 2005; Trần Văn Thạch, 2005; Ngô Văn Giá, 2006; Nguyễn Đình Tuấn, 2007). Các vấn đề như sự biến đổi về mức sống, đời sống văn hoá-tinh thần, phân hoá giàu nghèo, việc làm của những người nông dân bị thu hồi đất, di dân, môi trường xã hội và tệ nạn xã hội, văn hoá truyền thống, quan hệ gia đình... đều được quan tâm phân tích mặc dù chưa đạt được sự khái quát cao. Điểm nổi bật và xuyên suốt các công trình nghiên cứu nêu trên là các nhà khoa học đã phác họa được bức tranh đa dạng về sự biến đổi kinh tế-xã hội ở một số vùng nông thôn dưới tác động của đô thị hoá và công nghiệp hóa. Trong bối cảnh chung đó, có thể khái quát thành một số hướng nghiên cứu sau:

Tính cấp thiết

Mục tiêu

- Nhận diện những thay đổi về lối sống của người dân dưới tác động của chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình CNH và ĐTH.

- Phân tích sự biến đổi về lối sống của người dân trên một số chiều cạnh chủ yếu.

- Đề xuất về mặt chính sách nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về văn hoá-xã hội trong bối cảnh CNH, ĐTH hiện nay.

Nội dung

Lối sống là một khái niệm có nội hàm rộng với ngoại diên hết sức đa dạng. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ chỉ tập trung vào những chiều cạnh lối sống chủ yếu sau đây:

- Sự thay đổi trên bình diện kinh tế: phân công lao động và lựa chọn nghề nghiệp.

- Sự thay đổi trong quan niệm và hành vi liên quan đến hôn nhân-gia đình.

- Sự thay đổi trong các quan hệ gia đình, dòng họ và cộng đồng.

- Sự thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ.

- Sự thay đổi về cách thức tổ chức và bố trí không gian sống

- Sự thay đổi trong sinh hoạt văn hóa, và sinh hoạt văn hóa tâm linh.

PP nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu: Nhóm nghiên cứu tiến hành tra cứu, rà soát các công trình nghiên cứu đã hoàn thành, các bài viết đăng trên báo, tạp chí cũng như các sách, kỷ yếu khoa học đã được công bố. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả sẽ có sự hình dung khái quát về vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc thiết kế và triển khai đề tài này, đảm bảo tính kế thừa và tránh trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. Để có thêm thông tin tổng thể, nhóm nghiên cứu sưu tầm và phân tích thông tin từ các báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, báo cáo chuyên đề về văn hóa-xã hội trong thời gian 5 năm gần đây của chính quyền địa phương nơi tiến hành khảo sát. Những thông tin chung do địa phương cung cấp là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiến hành lựa chọn các cộng đồng dân cư cũng như đại diện các hộ gia đình để phỏng vấn (qua bảng hỏi, phỏng vấn sâu hoặc thảo luận nhóm).

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đối với hộ gia đình (Anket): Dựa vào các câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trong các bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn được tiến hành với 400 hộ gia đình tại 4 xã (phường) của tỉnh Vĩnh Phúc.

Các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát): Để củng cố độ tin cậy của các thông tin định lượng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với người dân (tổng số 30 PVS), thảo luận nhóm với cán bộ chuyên trách của tỉnh (1 TLN), cán bộ cấp huyện (2 TLN) cán bộ xã, phường (6 TLN) và thảo luận nhóm với các thành viên trong một gia đình (tổng số 10 TLN). Về bản chất, đây là những cuộc trao đổi trực tiếp giữa người nghiên cứu và đối tượng cung cấp thông tin.

Bên cạnh đó, quá trình điền dã thu thập thông tin sẽ giúp các nghiên cứu viên có cơ hội quan sát và cảm nhận về sự biến đổi lối sống trên một số khía cạnh chủ yếu, đặc biệt là những biểu hiện về mặt hình thức vật chất. Qua đó, nghiên cứu viên có được sự hình dung sâu sắc hơn, chi tiết và toàn diện hơn về các vấn đề nghiên cứu.

Các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được nhóm nghiên cứu đặc biệt coi trọng bởi lẽ việc tìm bằng chứng chứng minh sự thay đổi về lối sống là một việc rất khó. Hơn nữa, sự thay đổi về lối sống thường diễn ra chậm cho nên cần phải có độ lùi về mặt thời gian thì mới có thể nhận diện chính xác. Trong khi đó, hầu hết các địa phương ở Việt Nam chỉ tiến hành chuyển đổi đất trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây. Bởi vậy, các phương pháp thu thập thông tin định lượng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về sự biến đổi lối sống. Trong hoàn cảnh như vậy, các phương pháp định tính là sự bổ sung hợp lý và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng thông tin tốt nhất.

Phương pháp tham vấn chuyên gia: Trong suốt quá trình xây dựng và triển khai nghiên cứu, nhóm tác giả thường xuyên tham khảo ý kiến của các chuyên gia có uy tín. Các cuộc tọa đàm và hội thảo được tổ chức theo từng nội dung cụ thể như: góp ý bộ công cụ nghiên cứu, hội thảo về kết quả nghiên cứu ban đầu, góp ý về báo cáo tổng hợp... Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu tích hợp các ý kiến cho việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng.

Sau khi hoàn thành công việc thu thập thông tin, các câu hỏi được kiểm tra, mã hoá và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Để có cái nhìn đa chiều về kết quả nghiên cứu, các dữ liệu thu thập được phản ánh dựa trên các tương quan như giới tính, học vấn, tuổi, nghề nghiệp, thời gian và diện tích đất bị thu hồi... của người trả lời. Bên cạnh đó, những thông tin định tính sẽ được lựa chọn, khái quát, trích dẫn theo từng chủ đề. Tất cả các thông tin định lượng và định tính đều được lưu giữ cẩn thận dưới dạng các file điện tử và bản in.

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  • Vụ Gia đình

File đính kèm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
1 PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng
2 Ths. Nguyễn Văn Đáng
3 Ths. Đặng Ánh Tuyết
4 Ths. Võ Hồng Loan
5 Ths. Lê Thúy Hằng
6 Ths. Phạm Văn Học
7 CN. Đỗ Thị Kim Cúc
STT Nội dung phối hợp Kết quả dự kiến Thời gian bắt đầu - kết thúc
STT Tên sản phẩm Số lượng dự kiến Diễn giải