Phân loại rác thải tại nguồn: Cần đồng bộ mới có thể hướng đến thành công

Để chính sách phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn được triển khai hiệu quả trong cuộc sống từ ngày 31/12/2024, công tác chuẩn bị cần phải nghiêm túc, đồng bộ từ các khâu thu gom tới xử lý

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá, đề ra lộ trình cụ thể mang tới nhiều hơn những kỳ vọng. Nhưng để hoàn thành mục tiêu phân loại rác tại nguồn từ năm 2025,  trường hợp không phân loại rác sẽ bị từ chối thu gom; không để rác đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền.

Tuy niên, trên thực tế cho thấy sức ép gia dân số gia tăng cũng đồng nghĩa với nhu cầu tiêu dùng và lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày một nhiều hơn (bao gồm cả rác thải sinh hoạt thông thường, đến rác thải nguy hại như pin, nhất là túi nylon). Đồng thời, từ thời điểm Luật có hiệu lực, sự vận hành đồng bộ như kỳ vọng vẫn chưa xuất hiện để giải quyết bài toán phân loại rác thải. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng nếu không làm tốt công tác chuẩn bị, triển khai thiếu đồng bộ, thì cho dù thời gian áp dụng kéo dài thêm 2 năm, cũng rất khó đưa chính sách đi vào cuộc sống.

Tiến sỹ Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam (Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) nhấn mạnh ô nhiễm môi trường do rác thải rắn sinh hoạt đã và đang là thách thức lớn đối với các tỉnh, thành phố trên cả nước hiện nay. Vì thế, phân loại và tái chế rác thải là việc làm cấp thiết để giảm tải nguồn rác thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày. Nếu chúng ta không ứng xử tốt; không phân loại, không thu gom, xử lý thì đương nhiên rác sẽ tràn ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng tới chính sức khỏe của chúng ta,”

Cùng theo chia sẻ của ông: việc phân loại rác thải tại nguồn đã trở thành quy định bắt buộc và được nhiều người dân ủng hộ. Điều này khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ - đó là “xanh hóa” môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên, phát triển xanh bền vững. Với ý nghĩa đó, hiện nay, tại nhiều địa phương cũng đã bắt đầu có những quy định chi tiết để đưa luật vào cuộc sống. Tuy vậy, đây cũng mới chỉ là những hoạt động bước đầu và để triển khai hiệu quả thì chúng ta vẫn cần phải có sự chuẩn bị kỹ hơn,”.

Theo nhận định của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà, Giảng viên Bộ môn Công nghệ Môi trường (Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn là “mệnh lệnh” từ cuộc sống, bởi nó mang lại rất nhiều ý nghĩa cho cộng đồng, cho đất nước.

Đầu tiên là giảm áp lực đối với việc xử lý rác thải phát sinh “đổ” ra môi trường.

Thứ hai là trong rác thải sinh hoạt có rất nhiều thành phần (như nhựa, giấy, thủy tinh và kim loại) có thể biến thành tiền thông qua việc tái chế, tái sử dụng, cũng như tạo ra được các sản phẩm có giá trị.

Tuy vậy, cần lưu ý lợi ích từ việc phân loại rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn đã rõ, thế nhưng để triển khai hiệu quả trong thực tế cũng không phải là việc dễ dàng.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Hà cũng cho rằng để hoạt động phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn được triển khai đồng bộ, việc quy định, hướng dẫn các bước trong phân loại rác ở các địa phương cần phải chi tiết hơn.

Đi cùng với đó là việc tổ chức đấu thầu theo cơ chế thị trường đối với các đơn vị thu gom, xử lý rác cũng cần phải có quy định cụ thể, cạnh tranh minh bạch, hiệu quả. Tiếp theo là cơ chế giám sát chéo phải chặt chẽ, nhất là việc làm sao phân biệt được giữa rác đã được phân loại và rác không phân loại khi người dân vứt bỏ. Vì thế quy định cần phải cụ thể, để không lặp lại những thất bại như đã gấp phải trước đây.