Giải pháp cho ô nhiễm nhựa vẫn là chủ đề chính cho ngày môi trường thế giới

Tập trung thực hiện chiến dịch "Chống ô nhiễm nhựa" (Beat Plastic Pollution)

Giải pháp cho ô nhiễm nhựa vẫn là chủ đề chính cho ngày môi trường thế giới. 

Tập trung thực hiện chiến dịch "Chống ô nhiễm nhựa" (Beat Plastic Pollution)

Theo đánh giá của UNEP, ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Hằng năm, trên thế giới có khoảng hơn 430 triệu tấn nhựa được sản xuất, hai phần ba trong số đó là những sản phẩm có tuổi thọ ngắn và nhanh chóng trở thành rác thải, tràn ngập đại dương và thường đi vào chuỗi thức ăn của con người.

Ngày Môi trường thế giới 05 tháng 6 năm nay, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa (Beat Plastic Pollution) nhằm kêu gọi các quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn cầu cùng hành động mạnh mẽ để giảm thiểu và loại bỏ ô nhiễm nhựa, góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc, bao gồm hành động vì khí hậu, sản xuất và tiêu dùng bền vững, bảo vệ biển và đại dương, phục hồi hệ sinh thái và duy trì đa dạng sinh học.

Tại Việt Nam, tính đến năm 2025, tình trạng rác thải nhựa vẫn đang ở mức báo động, với nhiều thách thức trong việc quản lý, thu gom và tái chế. Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (trước đây) thì tổng lượng rác thải nhựa thải ra môi trường khoảng 1,8 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 6% tổng lượng rác nhựa xả ra đại dương toàn cầu trong đó tỷ lệ tái chế chỉ chiếm khoảng 27% lượng rác nhựa được thu gom được tái chế, phần lớn còn lại bị chôn lấp hoặc đốt bỏ

 

Vì vậy, nối tiếp chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023; năm 2025 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tiếp tục phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution) nhằm tiếp tục truyền tải mạnh mẽ thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm soát, giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực; hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn; tăng cường tái chế, tái sử dụng; thúc đẩy xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững; thực thi hiệu quả chính sách chống rác thải nhựa.

Phùng Tiến./.