Ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ cần được xư lý

Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là nước thải sinh hoạt (chiếm hơn 65%), hầu hết đều chưa được xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường nước nói chung và ô nhiễm sông Nhuệ nói riêng, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Trong đó tiếp cận bảo vệ môi trường nước theo hướng quản lý dựa trên tải lượng, việc xả thải vào nguồn nước phải trên cơ sở đánh giá sức chịu tải của sông, hạn ngạch xả nước thải vào lưu vực sông; không cho phép xả thải hoặc xả thải với quy chuẩn ở mức cao với các khu vực sông không còn khả năng tiếp nhận chất thải…

Luật Bảo vệ môi trường cũng đưa ra công cụ quản lý mới là kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt. Bộ TN&MT có trách nhiệm xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch đối với các sông liên tỉnh (trong đó có sông Nhuệ). Hiện 33 nay, Bộ đã phê duyệt và đang triển khai nhiệm vụ đánh giá khả năng chịu tải và xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt đối với sông Nhuệ.

Đồng thời, xây dựng phương án và triển khai các dự án cải tạo phục hồi môi trường nước, bổ sung lưu lượng, vệ sinh rác thải ứ đọng, khơi thông dòng chảy các đoạn sông đang ô nhiễm nặng; Hoàn thành việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt; xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đối với sông Nhuệ để triển khai thực hiện.

Ngoài ra cần rà soát, thống kê, lập danh mục phân loại các nguồn thải, phân công trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh nước thải vào các nguồn nước mặt, đặc biệt chú trọng các khu vực, các đoạn sông hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chỉ đạo bố trí kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các cụm dân cư, khu đô thị, tăng cường hợp tác công tư trong lĩnh vực xử lý chất thải; bảo đảm đến năm 2025, tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom, xử lý đạt tối thiểu là 50%.

Đẩy mạnh đầu tư mạnh mẽ cho công tác kiểm soát ô nhiễm đối với các nguồn thải nhỏ, các nguồn thải có tính chất phân tán; trong đó, trọng tâm là kiểm soát nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề, xử lý nước thải sinh hoạt cụm dân cư tập trung, khu vực đô thị và nông thôn, nước mưa chảy tràn bề mặt và các nguồn thải phân tán khác bằng các giải pháp tổng thể, phù hợp. 

Theo quy định, các đô thị, khu dân cư tập trung mới; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thu gom và xử lý sơ bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp theo yêu cầu của chủ đầu tư xây dựng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp bảo đảm nước thải phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

UBND tỉnh có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước; ban hành lộ trình bố trí quỹ đất, đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung trong trường hợp chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải; có chính sách hỗ trợ để tổ chức, hộ gia đình trong đô thị, khu dân cư tập trung xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị xử lý nước thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải vào nguồn tiếp nhận trong trường hợp không bố trí được quỹ đất xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại khu đô thị, khu dân cư tập trung đã hình thành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đặt ra yêu cầu xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt; chú trọng bảo vệ môi trường lưu vực sông, trong đó có lưu vực sông Nhuệ - Đáy; đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt kết hợp với cải tạo, phục hồi các hồ ao, kênh mương ở các đô thị lớn; thực hiện các dự án xử lý nước thải, khôi phục lại các đoạn sông, kênh, rạch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, đôn đốc các địa phương kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải, yêu cầu chủ nguồn thải thực hiện xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, tăng cường công tác đánh giá tác động môi trường, đầu tư hạ tầng thu gom, xử lý nước thải đô thị. Triển khai đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, đầu tư, xây dựng và vận hành hạ tầng thoát nước, thu gom nước thải sinh hoạt (tách nước thải và nước mưa), xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung; có các biện pháp, giải pháp xử lý tại nguồn đối với nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chế 34 biến nông lâm thủy hải sản, các làng nghề; cải tạo và phục hồi các hệ sinh thái ao hồ, nước mặt.