Ban hành hơn 60 quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

Trong giai đoạn 2016 – 2022, hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường liên tục được rà soát, sửa đổi và ban hành, cơ bản đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn với 13 QCVN, 59 TCVN về môi trường được xây dựng và ban hành.

Các kịch bản này được xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản chiến lược, kế hoạch, quy hoạch của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội, phát triển bền vững cũng như của các ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và khoa học công nghệ, làm cơ sở cho các cấp quản lý nhà nước xây dựng thể chế, chính sách phù hợp và cách quản lý hiệu quả đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các dịch vụ hệ sinh thái ở Việt Nam.

Kịch bản đầu tiên là kịch bản phát triển như hiện nay là giả định việc tiếp tục các xu hướng đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại dưới các tác động của những yếu tố động lực và áp lực. Với kịch bản này, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng là 6,76% - khoảng 7%, lạm phát 3,2%.

Theo kịch bản này, các hệ sinh thái quan trọng tiếp tục bị suy thoái, đặc biệt là rạn san hô, thảm cỏ biển suy giảm về diện tích và độ phủ. Đa dạng sinh học tiếp tục bị suy giảm, các khu bảo tồn vẫn chưa có sự kết nối, số lượng cá thể của nhiều loài nguy cấp bị suy giảm, thấy rõ là các loài chim di cư nguy cấp toàn cầu như Cò mỏ thìa (Platalea minor), Cò trắng trung quốc (Egretta eulophotes), Sếu đầu đỏ (Grus Antigone), hoặc loài Bò biển (Dugon dugon)…Vẫn chưa có giải pháp kiểm soát loài ngoại lai xâm hại.

Dịch vụ cung cấp của các hệ sinh thái tiếp tục bị khai thác mạnh, quá mức hoặc bất hợp pháp. Nghề khai thác hải sản tự nhiên đã tới ngưỡng. Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất/mặt nước gia tăng để xây dựng các cơ sở hạ tầng và khu kinh tế, gây áp lực lên nơi cư trú tự nhiên ở trên cạn, ĐNN và biển. Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu dẫn đến mất đa dạng sinh học, suy thoái các hệ sinh thái quan trọng, làm gia tăng các dạng thời tiết cực đoan, đặc biệt tăng sự xâm nhập mặn và sự khan hiếm nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến giảm lưu lượng nước cho các hệ sinh thái nước ngọt vốn dễ bị tổn thương ở vùng này. Vấn đề dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt dịch bệnh truyền nhiễm cho con người vẫn không kiểm soát được.

*Kinh tế tăng trưởng cao, tiếp tục mất đa dạng sinh học

Kịch bản thứ hai là kịch bản tăng trưởng cao hơn. Khi đó kịch bản đạt ra kỳ vọng GDP tăng trưởng 7,5%/năm. Khoa học và đổi mới sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt là động lực chính của mô hình tăng trưởng mới, là một đột phá chiến lược. Mức thu nhập tăng cao hơn mang lại những thay đổi trong mô hình tiêu dùng, thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ hệ sinh thái, đặc biệt ở các đô thị chính ở đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cần sử dụng nhiều nguồn tài nguyên đất đai, năng lượng, nước và nguyên vật liệu (dịch vụ cung cấp) dẫn đến sự suy giảm ở các dịch vụ khác như khả năng điều tiết môi trường thấp với lượng khí thải nhà kính cao. Mức độ tác động của phát triển kinh tế cao kết hợp với biến đổi khí hậu dẫn đến gia tăng các dạng thời tiết cực đoan, đặc biệt tăng sự xâm nhập mặn và sự khan hiếm nước ngọt gia tăng ở đồng bằng sông Cửu Long, thậm chí ở cả vùng Trung Bộ và Bắc Bộ, dẫn đến giảm lưu lượng nước cho các hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nông nghiệp ở các khu vực này. Nguy cơ của dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt dịch bệnh truyền nhiễm cho con người còn cao và không kiểm soát được.

Các yếu tố phúc lợi của con người liên quan đến sự suy giảm quan hệ xã hội trong kịch bản này do sự mất mát về văn hóa, phong tục địa phương cũng như kiến thức truyền thống và sự suy yếu của các tổ chức xã hội dân sự khi tỷ lệ tương tác ngày càng tăng trên Internet.

Theo kịch bản tăng trưởng cao, có thể vẫn tiếp tục mất đa dạng sinh học: tăng chuyển đổi sử dụng đất/mặt nước cho các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến suy giảm về đa dạng sinh học; làm tăng dịch vụ cung cấp trong khi giảm dịch vụ điều tiết của hệ sinh thái. Những sản phẩm từ những ngành Nông - Lâm - Ngư có được với chi phí ngày càng tăng dưới dạng suy giảm của nhiều dịch vụ hệ sinh thái khác.

Kịch bản phát triển bền vững gắn với bảo tồn được xem là có xu hướng tích cực nhất, với mục tiêu quan trọng không đánh đổi kinh tế bằng mọi giá làm tổn hại tới môi trường và đa dạng sinh học. Kịch bản này cũng thể hiện bằng chứng cho quyết tâm của Việt Nam thực hiện các mục tiêu đa dạng sinh học toàn cầu và các mục tiêu phát triển bền vững.

Theo kịch bản này, GDP tăng trưởng khoảng 7%/năm, phù hợp với “Dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030” (Ban chấp hành TW Đảng khóa XII, 2020). Trong kịch bản này, quan điểm phát triển bền vững gắn với bảo tồn được đề cập như yếu tố chủ đạo; tăng trưởng có chất lượng để đảm bảo tính bền vững (tăng trưởng có hiệu suất, tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm); khai thác hiệu quả nguồn vốn thiên nhiên, đảm bảo tăng trưởng xanh nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng và tăng trưởng bền vững; hài hòa giữa phát triển và bảo tồn.

Theo kịch bản này, phải đạt được mục tiêu của Kế hoạch thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 của Chính phủ: tăng trưởng kinh tế bền vững đi đối với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, các hệ sinh thái, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm mọi người dân được phát huy mọi tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quả của phát triển. Theo đó, những tiến bộ đáng kể xảy ra trong việc phát triển các công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để tăng sản xuất dịch vụ, tạo ra sản phẩm thay thế đạt tiêu chuẩn quốc tế và giảm sự đánh đổi có hại. Kết hợp chính sách quản lý chủ động môi trường và các hệ sinh thái và sản xuất và tiêu thụ bền vững; giải quyết được những vấn đề về biến đổi khí hậu với lượng khí thải nhà kính thấp. Có thể quản lý chủ động với các dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, đặc biệt dịch bệnh truyền nhiễm cho con người.

Điều quan trọng nhất của kịch bản này là để thực hiện phát triển bền vững gắn với bảo tồn thì hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật liên quan tới bảo tồn đa dạng sinh học cần được ưu tiên đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc biệt phải được thực thi hiệu quả; Hướng tới làm hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học gồm cả từ phía Chính phủ, từ xã hội hóa cũng như từ quốc tế và các tổ chức phi chính phủ được bảo đảm; Áp dụng cách tiếp cận quản lý chủ động và thích ứng hệ sinh thái cùng với sự đồng thuận của các bên liên quan ở Trung ương và địa phương, các doanh nghiệm và cộng đồng nhân dân.

Những điều kiện trên có thể dẫn tới khả năng kết nối giữa các khu bảo tồn thông qua xây dựng các hành lang đa dạng sinh học, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, các vùng đất ngập nước quan trọng (OECM). Khi đó, các hệ sinh thái sẽ được phục hồi, mức độ đa dạng sinh học tăng dần, các quần thể loài nguy cấp có xu hướng tăng dần về số lượng cá thể, các dịch vụ hệ sinh thái được nâng cao về chất lượng do được quản lý sử dụng bền vững.

https://monre.gov.vn/Pages/ba-kich-ban-tuong-lai-cho-da-dang-sinh-hoc.aspx?cm=M%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng