Lựa chọn mô hình sinh kế phù hợp với xâm nhập mặn
để né tránh hoặc thích ứng với quy luật diễn biến của một (hoặc một số) yếu tố khí hậu ảnh hưởng mạnh mẽ ở hiện tại hay tương lai, một mặt tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi, giảm nhẹ thiệt hại, mặt khác có thể tận dụng những cơ hội từ BĐKH, đảm bảo hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.
Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, được 2 dòng sông lớn Tiền Giang và Hậu Giang bồi đắp, đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm, hội đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển một ngành nông nghiệp toàn diện, đa dạng sản phẩm như lúa gạo, trái cây, gia súc, gia cầm và thủy sản.
Qua phân tích, đánh giá 25 mô hình sinh kế đã áp dụng thành công tại đồng bằng sông Cửu Long và tham vấn chuyên gia, cán bộ quản lý nông nghiệp và khuyến nông tại các khu vực bị ảnh hưởng từ xâm nhập mặn, xem xét tiềm năng và tính bền vững về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Nhớm nghiên cứu đã đưa ra bộ tiêu chí gồm 7 nhóm tiêu chí và 45 chỉ thị thành phần. Trong đó, tỉ trọng của các nhóm tiêu chí được phân bổ: Thích ứng với xâm nhập mặn chiếm 20%; Phù hợp với nguồn lực sinh kế; Phù hợp với thể chế, chính sách; Hiệu quả kinh tế; Khả năng nhân rộng chiếm 15%/nhóm; Hiệu quả xã hội; Hiệu quả môi trường–hiếm 10%/nhóm. Đồng thời đề xuất ứng dụng 15 mô hình sinh kế nông nghiệp thích ứng với xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian hạn–mặn. Trong đó, 5 mô hình: giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất, trồng bắp nếp lai cao sản trên đất lúa, trồng dưa hấu trên đất lúa thiếu nước tưới, nuôi bò sinh sản chất lượng cao, nuôi cá rô phi vằn thích ứng xâm nhập mặn được triển khai thí điểm tại 20 hộ (trồng lúa, bắp nếp, dưa hấu, nuôi bò sinh sản và cá rô phi vằn).
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay xâm nhập mặn ngày một tăng cường, các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn ảnh hưởng của mặn trên phạm vi canh tác rộng lớn thường khó khả thi bởi rào cản về kỹ thuật, tài chính cũng như tính bền vững. Cách tiếp cận hợp lý là điều chỉnh các hệ thống canh tác, thay đổi mùa vụ, giống cây trồng–vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN), chuyển đổi các mô hình sinh kế… theo hướng thích ứng với những tác động bất lợi và tận dụng các cơ hội do xâm nhập mặn mang lại. Các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL càng cần ưu tiên các giải pháp này nhằm duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo năng suất kì vọng, ổn định và từng bước cải thiện thu nhập cho nông hộ, đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững nền nông nghiệp và an ninh lượng thực của địa phương.
Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh BĐKH và nước biển dâng, xâm nhập mặn được xem là một trong những vấn đề trọng tâm bởi những thách thức, rủi ro cũng như cơ hội đối với các hoạt động sinh kế nông nghiệp, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mới đây, nhóm nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học đã phân tích đặc điểm 25 mô hình có hiệu quả tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở này, xây dựng 15 mô hình thuộc các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và sản xuất kết hợp phù hợp với tình hình canh tác của Vĩnh Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH được can thiệp, điều chỉnh