Chi tiết đề tài

Thông tin chung

Tên đề tài (*) Phân tích thị trường khách du lịch Phượt
Cơ quan chủ trì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan thực hiện Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Loại đề tài Đề tài cấp cơ sở
Lĩnh vực nghiên cứu Du lịch
Chủ nhiệm(*) Đinh Thị Thanh Hiền
Ngày bắt đầu 06/2013
Ngày kết thúc 12/2013

Tổng quan

    - Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài :

Các nghiên cứu về thị trường nói chung đề cập đến trong nhiều nghiên cứu hoặc tài liệu thực tiễn trên thế giới. Riêng đối với thị trường khách du lịch Phượt thì cũng đã có một số nghiên cứu về thị trường khách du lịch này, nhưng chủ yếu là áp dụng cho quốc gia cụ thể như Scotland hay Úc… Xu thế thị trường xuất hiện trên thế giới hơn chục năm và được đánh giá sẽ lan rộng khắp châu lục. Một số nghiên cứu của các học giả quốc tế về vấn đề này bao gồm :

+  « The Backpacker and Scotland » : A Market Analysis, David Leslie and Julie Wilson, Glasgow Caledonian University, 27 August 2005: đề tài này nghiên cứu thị trường khách du lịch “ba bô” với các kết luận đánh giá đây là một thị trường tiềm năng mang lại nhiều nguồn lợi kinh tế đối với đất nước Scotland

+ « Backpacker tourism : Suitainable or purposeful ?”: Nghiên cứu về backpacker và những liên quan về động cơ du lịch của họ với du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này chỉ ra những điểm tương đồng và xu thế chuyển từ du lịch ba lô sang du lịch tình nguyện. Nghiên cứu này được thực hiện tại Na Uy.

+ «  Backpacker in motivations » : The role of culture and nationality : Đây là nghiên cứu về động cơ du lịch của du lịch ba lô, những ảnh hưởng của quốc tịch, văn hóa, tuổi tác, giowist ính tác động đến động cơ du lịch. Nghiên cứu này dành cho du lịch ba lô tại Isarel.

+ « Backpacker tourism and economic development » MP Hampton – Annals of Tourism Research, 1998 – Elsevier

+ “Backpacker in global Sydney”, Centre for Culture Ressearch, University of Western Sydney, 2008

-Tình hình nghiên cứu ở trong nước:

Nghiên cứu về thị trường khách du lịch không phải là một mảng nghiên cứu mới, đây là nội dung nghiên cứu quan trọng. Nhiều đề tài đã được thực hiện về các thị trường khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về đặc điểm và xu hướng khách du lịch nội địa thì hầu như chưa có và đặc biệt chưa có nghiên cứu chi tiết nào về thị trường khách du lịch Phượt. Hiện nay, các tài liệu về thị trường này mới chỉ được đăng tải trên một số bài báo, tạp chí, báo điện tử như: “Trào lưu Phượt trong giới trẻ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa – Đại học văn hóa của tác giả Ma Quỳnh Hương; Phượt và trào lưu sống cuả lớp trẻ đăng trên (http://www.baomoi.com); Phượt là gì và phượt như nào”; “Du lịch bụi – Phiêu lưu cùng bụi đường” Cộng đồng những người yêu Phượt còn lập ra cả trang web: www.dulichbui.vn, www.phuot.vn... Các bài báo này bước đầu đề cập đến trào lưu, xu hướng này đang lan tỏa trong giới trẻ, chủ yếu ở đây mới chỉ mang tính trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm để giúp những người yêu thích loại hình du lịch này.

Tính cấp thiết

   Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch nội địa xuất hiện một trào lưu  mang tính lan tỏa nhanh chóng – “ du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông các thị trường khách từ thanh niên là sinh viên, học sinh đến trung niên là cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau tham gia.

“ Du lịch Phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh được gọi là backpacking và những “phượt gia” được gọi là backpacker-chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển. Đến nay, thị trường này là một phân đoạn quan trọng trên thế giới. Nghiên cứu của Úc cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi nhiều vùng miền  hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Tại Việt Nam phân đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là “Tây ba lô” hoặc “du lịch bụi”. Với xu hướng những năm gần đây ở khách nội địa, thị trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”.

Khách du lịch “Phượt” thường thực hiện các chuyến đi du lịch khám phá mạo hiểm, tìm hiểu, trải nghiệm những vùng đất mới, những phong tục mới, những con người mới đầy thú vị trên chính mảnh đất quê hương mình cũng như các nước trên thế giới. Du lịch “phượt” khác với nhu cầu thông thường ở chỗ khi thị trường đã dư thừa nhu cầu sử dụng mọi thứ tròn trịa cũ kỹ, chán sự tiện nghi chăn ấm đệm êm, ngột ngạt của đô thị, chán sự khuôn khổ của một tour du lịch trọn gói, thì chuyển sang nhu cầu du lịch “phượt”. Phượt là những chuyến đi hành xác đến nơi “thâm sơn cùng cốc”, không định hướng và đôi khi không xác định thời gian; mục đích lớn nhất mà “phượt” đem lại là có được tinh thần thoải mái. Các hình thức du lịch của phân đoạn thị trường khách “phượt” khá đa dạng, xuất phát từ sở thích chung như chụp ảnh, leo núi, khám phá, tìm hiểu cuộc sống và tham gia các hoạt động cộng đồng. Hiện nay nhiều nhóm phượt kết hợp làm từ thiện, họ quyên góp quần áo, sách vở, lương thực... cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn khi họ đi đến những vùng núi xa xôi hẻo lánh, có thiên tai lũ lụt. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có những điển hành của việc tự thực hiện các chuyến du lịch mạo hiểm với nhiều nguy cơ rủi ro.

Thực tiễn phát triển của thị trường khách du lịch nội địa mới nổi này cho thấy ngoài việc đóng góp một phần không nhỏ vào tăng trưởng lượng khách du lịch nội địa, đã góp phần phát triển tình yêu quê hương, đất nước qua việc khám phá các vùng miền, tìm hiểu và chia sẻ với các cộng đồng; bên cạnh đó việc phát triển này cũng rất phù hợp với xu thế chung trên thế giới là phát triển các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch theo sở thích cá nhân. Những nơi khách du lịch này đi qua, không phải du khách não cũng có ý thức về việc ảnh hưởng của những hoạt động của họ đến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội bản địa. Những địa bàn du lich khách lui tới chưa đủ điều kiện phát triển du lịch, có nhiều nguy cơ về rủi ro, tai nạn không cần thiết.

Chính vì vậy, nhận biết được xu hướng du lịch đang lan tỏa rất nhanh này để nghiên cứu sâu hơn về thị trường du lịch nội địa này là việc làm cần thiết đáp ứng các nhu cầu cho cơ quan quản lý về du lịch và tham khảo cho các địa phương để có các giải pháp định hướng cho thị trường cũng như phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp.

Mục tiêu

          - Đưa ra đặc điểm của thị trường khách du lịch Phượt là người Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung

-         Nghiên cứu các khái niệm về phân tích thị trường và du lịch Phượt trong và ngoài nước

-         Thực trạng thị trường khách du lịch Phượt và vai trò của khách du lịch này trong phát triển du lịch Việt Nam

-         Đánh giá xu hướng thị trường khách du lich Phượt

-         Tìm hiều sở thích, nhu cầu đối với sản phẩm du lịch, đặc điểm của thị trường khách du lich Phượt

-         Một số định hướng và giải pháp về thị trường khách du lịch phượt

PP nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu trong và ngoài nước về cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch phượt

- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu

- Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra phỏng vấn khách du lịch phượt và khách tiềm năng để tìm hiểu đặc điểm, nhu cầu thị trường, trên cở sở đó đưa ra được những nhận định, đánh giá về thực trạng thị trường này...

Hiệu quả KTXH

ĐV sử dụng

- Một số cơ quan quản lý Nhà nước như các sở VHTTDL địa phương và một số công ty du lịch lữ hành

File đính kèm

STT Tên đơn vị Người đại diện
STT Tên người tham gia
STT Nội dung phối hợp Kết quả dự kiến Thời gian bắt đầu - kết thúc
STT Tên sản phẩm Số lượng dự kiến Diễn giải