Giá trị di sản văn hóa dân tộc Cơ Ho cần bảo tồn, phát huy

Giá trị di sản văn hóa dân tộc Cơ Ho cần bảo tồn, phát huy

 

Giá trị từ tri thức dân gian trong sản xuất và đời sống

Giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Ho trước hết là những kinh  nghiệm đúc kết được trong quá trình sản xuất gắn với chu kỳ của mặt trăng, chọn ngày gieo trồng tốt nhất, tránh được các con vật và côn trùng phá hoại cây trồng.  Bên cạnh đó, đồng bào tuân thủ nông lịch truyền thống gắn liền với kinh nghiệm  đoán định thời tiết, xác định mùa trồng trỉa thông qua quan sát các hiện tượng tự

nhiên như sao, trời, mặt trăng, mây, giỏ, sương mù, những biểu hiện bất thường  của trời đất, như bão tố, sấm sét, dòng nước, sự thay đổi của cây, hoa … Chẳng  hạn, mạch nước bỗng nhiên đùn từ dưới đất lên, không được đi rừng, đi suối,  tắm sông, dễ xảy ra tai nạn; Hoa cây gạo (long pơ lang) nở bông, họ sẽ đi phát  rẫy, hoa gạo rụng hết, họ bắt đầu trỉa lúa, ra quả bông là phải trỉa lúa xong; Quan  sát lá quế rừng (chí cụi) chuyển màu nâu sẫm, con ve sầu (xí muội) kêu râm ran  là trời sắp mưa, chuẩn bị trỉa lúa. Từ triệu trứng của các cơ thể như đầu gối nóng  thì mưa/xương chày nóng thì nắng để đồng bào Cơ Ho có ứng xử thích hợp.

Giá trị đạo đức, nhân văn

Giá trị đạo đức, nhân văn của dân tộc Cơ Ho được thể hiện trong mọi mặt  cuộc sống. Đồng bào chỉ chọn đất canh tác trong phạm vi ranh giới của làng  mình và không bao giờ chọn đất rừng đầu nguồn (bri pơ can yang pang mú)  nhằm bảo vệ rừng, giữ chốn thiêng thuộc về ông bà. Vào vụ trồng trỉa hay thu  hoạch, đồng bào trợ giúp nhau bằng hình thức đổi công luân phiên từng hộ gia  đình cho kịp mùa vụ; giúp nhau dựng nhà, giúp nhau tổ chức lễ hội dân gian  truyền thống, các nghi lễ chu kỳ đời người: Hôn nhân, sinh đẻ, chăm sóc cha  mẹ già, làm lễ mừng thọ, lễ báo hiếu và tang ma…

Giá trị văn học, nghệ thuật dân gian

Giá trị văn học, nghệ thuật của dân tộc Cơ Ho được thể hiện trong kho  tàng truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ….. hướng con người đến chân, thiện, mỹ.  Biết phân biệt thiện - ác, đúng – sai; trong múa, hát, âm nhạc và nghệ thuật tạo  hình. Giá trị nghệ thuật tạo hình của dân tộc Cơ Ho chưa tách biệt thành một  lĩnh vực độc lập, mà nó được kết hợp đan xen, hoà quyện vào trong các vật  dụng sinh hoạt hàng ngày do đồng bào làm ra.

Đình Lâm