Chìa khoá giúp giải quyết vấn đề môi trường cho các nền kinh tế hậu tăng trưởng
Chìa khoá giúp giải quyết vấn đề môi trường cho các nền kinh tế hậu tăng trưởng
Các nhà kinh tế học trong phong trào hậu tăng trưởng cho rằng việc tổ chức nền kinh tế có kế hoạch và có mục đích sẽ mang lại lợi ích cho thế giới,
Các nhà kinh tế học trong phong trào hậu tăng trưởng cho rằng việc tái tổ chức nền kinh tế có kế hoạch và có mục đích sẽ mang lại lợi ích cho toàn cầu. Theo tầm nhìn của họ, điều các nỗ lực này hướng tới cắt giảm sản xuất có tổ chức các mặt hàng như biệt thự, xe thể thao đa dụng, thịt bò sản xuất công nghiệp, tàu du lịch, thời trang nhanh và vũ khí – tất cả đều có lợi cho tư bản nhưng lại phá hoại hệ sinh thái. Đồng thời, cần tăng mạnh đầu tư vào những gì mang lại lợi ích cho mọi người nhất, từ chăm sóc sức khỏe, giao thông công cộng và năng lượng tái tạo đến nhà ở giá rẻ, thực phẩm dinh dưỡng và nông nghiệp tái tạo, mang lại ít lợi nhuận hơn nhưng cũng ít phá hoại hệ sinh thái hơn.
Ông Hickel cho biết: “Ở các quốc gia có thu nhập cao như Vương quốc Anh, chúng ta có tổng sản lượng cực lớn. Nhưng sản lượng này chủ yếu được tổ chức xung quanh những gì có lợi cho tư bản thay vì những gì cần thiết cho phúc lợi của người dân. Vì vậy, mặc dù sản lượng cao,
chúng ta vẫn có tình trạng thiếu thốn lan rộng… Hơn 4 triệu trẻ em sống trong cảnh nghèo đói, và các khu phố ổ chuột vẫn phổ biến.
Thậm chí, chưa có quốc gia có thu nhập cao “tiến gần tới” nghĩa vụ về biến đổi khí hậu tại Paris, ngay cả những quốc gia có thành tích tốt nhất cũng phải mất hơn 200 năm để cắt giảm lượng khí thải xuống mức bằng 0 với tốc độ giảm thiểu hiện tại.
(Nguồn: internet)
“Đây là công thức cho thảm họa. Cần phải giảm thiểu phát thải nhanh hơn nữa. Chúng ta cần làm 2 điều sau: Một là các quốc gia giàu cần giảm tổng mức sử dụng năng lượng, hai là chúng ta cần đầu tư công vào việc triển khai năng lượng tái tạo”, nhà kinh tế học người Anh nhấn mạnh.
Dù phong trào hậu phát triển đã tạo dựng được nền móng và nhận được sự ủng hộ của cá nhà kinh tế, cũng như các nhà khoa học môi trường ở Bắc bán cầu. Tuy nhiên, tại Nam bán cầu, phong trào này vẫn chưa thật sự tạo dấu ấn.
Nhà kinh tế học James Meadway cho biết cuộc khủng hoảng khí hậu đang leo thang có nghĩa là không có thời gian để lập kế hoạch cho một tầm nhìn không tưởng về một thế giới hoàn hảo có thể đạt được trong 30 năm tới. Thay vào đó, chúng ta nên tranh luận về các biện pháp thực tế có thể được thực hiện ngay bây giờ và là “những bước đi trên con đường” hướng tới sự thay đổi cơ bản hơn.
Ông Meadway cho biết hệ thống thuế, nếu được cung cấp nguồn lực phù hợp và được hỗ trợ bởi một số mức độ phối hợp toàn cầu, có thể bắt đầu khắc phục tình trạng bất bình đẳng và sự tàn phá sinh thái đang diễn ra.
Ông nói thêm rằng khi cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên tồi tệ hơn, hệ thống thị trường trong các lĩnh vực quan trọng, từ thực phẩm đến năng lượng và nước, sẽ phải vật lộn để đối phó, khiến sự can thiệp trên diện rộng của các cơ quan công quyền là điều không thể tránh khỏi để bảo vệ toàn xã hội.
Phùng Tiến (Tổng hợp từ Guardian)