Bảo tồn Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người

Ngày Đất ngập nước Thế giới 2024 hướng tới làm nổi bật mối liên hệ giữa việc duy trì, bảo tồn các vùng đất ngập nước để bảo đảm phúc lợi toàn diện của con người.

Ngày Đất ngập nước Thế giới 2024 hướng tới làm nổi bật mối liên hệ giữa việc duy trì, bảo tồn các vùng đất ngập nước để bảo đảm phúc lợi toàn diện của con người.

Việt Nam hiện có khoảng 12 triệu ha đất ngập nước được phân bố ở châu thổ Sông Hồng, Sông Cửu Long và các hệ sinh thái đầm phá, bãi bùn, vùng cửa sông và vùng ngập mặn dọc theo bờ biển.

Với chủ đề “Đất ngập nước và Phúc lợi cho con người”, Ngày Đất ngập nước Thế giới 2024 hướng tới làm nổi bật mối liên hệ giữa việc duy trì, bảo tồn các vùng đất ngập nước để bảo đảm phúc lợi toàn diện của con người. Qua đó, nâng cao nhận thức của con người trong việc quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên đất ngập nước.

Các hoạt động hướng đến mục tiêu làm nổi bật mối liên hệ giữa phúc lợi cho con người với sức khỏe của các vùng đất ngập nước trên thế giới; nhấn mạnh tầm quan trọng trong các hoạt động quản lý của con người đối với các vùng đất ngập nước trên thế giới.

Sau 35 năm tham gia Công ước Ramsar và 20 năm thực hiện Nghị định số 109/2003/NĐ-CP bảo tồn phát triển bền vững vùng đất ngập nước, đến nay, Việt Nam đã có 9 khu bảo tồn được công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar) với tổng diện tích hơn 120 nghìn ha, bao gồm: 7 vườn quốc gia (Xuân Thủy, tỉnh Nam Định; Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn; Bầu Sấu - Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai; Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp, Mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau; Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang) và 2 khu bảo tồn thiên nhiên (Láng Sen, tỉnh Long An và Vân Long, tỉnh Ninh Bình). Cùng với 9 khu ramsar hiện có, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức thẩm định Hồ sơ Ramsar Bắc Đồng Nai và nhận được đề xuất đề cử Khu Ramsar Cần Giờ.

Ngày Đất ngập nước Thế giới là một sự kiện để cả thế giới cùng hướng sự chú ý tới việc bảo vệ các vùng đất ngập nước, một phần quan trọng của hệ sinh thái và có tác động trực tiếp tới sự sống của các sinh vật trên trái đất. Sự kiện này được tổ chức vào ngày 2/2 hàng năm, bắt đầu từ Ngày Đất ngập nước Thế giới là một sự kiện để cả thế giới cùng hướng sự chú ý tới việc bảo vệ các vùng đất ngập nước, một phần quan trọng của hệ sinh thái và có tác động trực tiếp tới sự sống của các sinh vật trên trái đất. Sự kiện này được tổ chức vào ngày 2/2 hàng năm, bắt đầu từ 

Trong đó, các vùng đất ngập nước cung cấp các dịch vụ giúp đảm bảo sức khoẻ con người, bao gồm cung cấp nguồn nước sạch, đảm bảo an ninh lương thực và giá trị dinh dưỡng, không khí sạch, thuốc men, ổn định khí hậu và bảo vệ con người khỏi các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Việc bảo tồn các vùng đất ngập nước, do đó, cũng vô cùng cần thiết. Quản lý hiệu quả các vùng đất ngập nước sẽ giúp đảm bảo nước uống sạch, giảm đáng kể nguy cơ bệnh tật và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thế giới còn 2,2 tỷ người không được tiếp cận nguồn nước uống đảm bảo và 485.000 người chết mỗi năm vì vấn đề này.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện cũng chỉ ra rằng việc bảo vệ cảnh quan vùng đất ngập nước cũng sẽ có tác động tích cực tới sức khoẻ tinh thần con người. Trong đó, vùng đất ngập nước mang lại cho con người sự liên kết với thiên nhiên, giúp cân bằng cảm xúc, góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần. Ngoài ra, hệ sinh thái này cũng được khai thác phục vụ các mục đích giải trí, bao gồm câu cá, các hoạt động thể thao dưới nước, bơi lội, giúp con người thư giãn và kiểm soát căng thẳng.

Cuối cùng, các vùng đất ngập nước đóng vai trò không thể phủ nhận trong nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hệ sinh thái này bảo vệ 60% cộng đồng sinh sống dọc theo bờ biển trước nguy cơ mực nước dâng do bão, gió lốc và sóng thần. Mỗi mẫu đất ngập nước có khả năng hấp thụ tới 1,5 triệu gallon nước lũ, giúp giảm lũ lụt, trì hoãn và giảm bớt hạn hán.

Đất ngập nước cũng có thể lưu trữ nhiều carbon hơn bất kỳ hệ sinh thái nào khác trên Trái đất. Cụ thể, các vùng đất ngập nước ven biển lưu trữ carbon nhanh hơn tới 55 lần so với rừng nhiệt đới.

Về mặt kinh tế, đất ngập nước cung cấp việc làm và giúp xóa đói giảm nghèo cho cả cộng đồng địa phương. Trong đó, vùng đất ngập nước đã đảm bảo sinh kế cho khoảng 1/8 người, tương đương với hơn 1 tỷ người trên thế giới. Ngành nghề phổ biến nhất là trồng lúa, với xấp xỉ 80% lúa gạo trên thế giới được nông dân sản xuất theo quy mô nhỏ. Ngoài ra hơn 660 triệu người sống nhờ nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Lĩnh vực du lịch và lữ hành hỗ trợ 266 triệu việc làm, chiếm 8,9% tổng số việc làm trên thế giới. Những cơ hội kinh tế này đã mang lại lợi ích cho người dân bản địa.