Nam Sudan niềm hi vong mới từ việc tái chế nhựa

Một số cộng đồng của Nam Sudan đang triển khai sáng kiến bóng đèn không tốn điện và gạch chắc chắn từ rác thải

Các sáng kiến này đã nhận được sự hỗ trợ từ một nhóm nhỏ gồm các chuyên gia do nhà khoa học khí hậu và môi trường Shazneen Cyrus Gazdar dẫn đầu tại Phái bộ Liên hợp quốc ở Nam Sudan (UNMISS). Nhóm đang làm việc với giới chức địa phương và các tổ chức xã hội dân sự để triển khai các sáng kiến mới, hỗ trợ Nam Sudan ứng phó với các thách thức khí hậu. Trong đó bao gồm giải pháp tái chế các chai nhựa.

Nhóm đang làm việc với chính quyền địa phương và xã hội dân sự để tìm ra giải pháp mới cho những thách thức môi trường của đất nước non trẻ này, thông qua chai nhựa tái sử dụng. Không có vấn đề về nguồn cung.

Ứng phó trước biến đổi khí hậu

Kể từ khi giành độc lập vào năm 2011, Nam Sudan đã phải đối mặt với nhiều thách thức chính trị, kinh tế xã hội và môi trường là 1 trong 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Trong những năm gần đây, chu kỳ lũ lụt và hạn hán tàn khốc đã làm gián đoạn nền nông nghiệp, làm trầm trọng thêm an ninh lương thực và ảnh hưởng đến khoảng một triệu người mỗi năm. Lượng mưa trên mức trung bình đã làm ngập các con sông và nhánh sông, nhấn chìm những vùng đất rộng lớn, bao gồm nhà cửa, trang trại và trường học.

Tại thủ đô Juba (Nam Sudan), nơi hoạt động của 18.000 nhân viên gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, bà Shazneen Cyrus Gazdar cho biết mỗi khi trời mưa, có khoảng 25.000 kg rác thải nhựa bị cuối trôi cùng bùn đất tới khu vực tại Tomping. Sau đó, rác thải nhựa tiếp tục được thải từ các khu vực này ra sông Nile. Theo đó, nhóm của bà đang tìm cách thiết lập các hệ thống thu gom rác thải nhựa trước khi chúng trôi ra dòng sông này.

Trước thực trạng trên, bà Gazdar và nhóm của bà đã phối hợp với những người trong cộng đồng - chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ (NGO) như Tổ chức Trao quyền cho Thanh niên Xanh cũng như các thành viên cộng đồng được truyền cảm hứng để tìm ra giải pháp sáng tạo cho những thách thức môi trường của Nam Sudan. Với sự nỗ lực của bà Gazdar và hai thanh niên Nam Sudan là Alice Sabuni và Andrew Ugalla để xây dựng các công trình bằng các vật liệu tái sử dụng. Bà nói: “Ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất, bạn vẫn có khả năng sáng tạo của mình, vì vậy hãy đổi mới, sử dụng những gì bạn có”. Bà Gazdar cho biết, anh Ugalla, một giáo viên tại Nam Sudan, đã yêu cầu học sinh của mình mang hai chai nhựa đến trường mỗi ngày thay cho học phí. Qua đó, các em có thể đóng góp cho dự án xây dựng sáng tạo và học được giá trị của việc tái chế vật liệu.

Tài chế bống đèn từ rác thải

Bên cạnh vật liệu xây dựng, chai nhựa còn có thể được tái sử dụng làm bóng đèn không phát thải. Nhóm của bà Gazdar cũng đã tìm ra cách để hiện thực hoá điều này. Theo chia sẻ, đầu tiên nhóm của bà lấy một chai nhựa khoảng 1,5 lít, thêm nước và 1-2 thìa thuốc tẩy. Sau đó, đóng chặt nắp chai và đặt ở vị trí có thể thu được ánh sáng mặt trời thông qua khúc xạ. Bằng cách này, chai nhựa sẽ phát sáng và chiếu sáng được trong khoảng bán kính 1,5 mét xung quanh đó.

Thời gian tới, nhóm của bà Gazdar sẽ xây dựng các điểm thu gom rác thải để hỗ trợ Nhà máy Quản lý Rác thải Thành phố mới của Juba và Trung tâm Phụ nữ Cảnh sát An ninh Biên giới Nam Sudan thông qua cơ chế Dự án Tác động Nhanh của UNMISS.