Tầm quan trọng của TDTT cho mọi người trong xã hội hiện đại.

Tầm quan trọng của TDTT cho mọi người trong xã hội hiện đại.

 

Trên cơ sở thực tiễn phát triển TDTT, trong xã hội xuất hiện và mở rộng gắn liền với trào lưu xã hội được gọi là phong trào TDTT quần chúng. Như vậy TDTT cho mọi người là phong trào xã hội có tính tự giác của nhân dân tham gia tập luyện TDTT để thảo mãn nhu cầu bản thân bằng mọi phương tiện, bài tập, dưới mọi hình thức tổ chức, ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh.

Ngày nay phong trào TDTT đã mở rộng toàn cầu, trở thành một phong trào TDTT cho tất cả mọi người (sport for all). Đại hội về “thể thao cho mọi người” lần thứ 6 được tổ chức tại Hàn Quốc (21-24/4/1996) đã đưa ra “Tuyên bố Seoul” với các nội dung chính sau: Vai trò của thể thao ở thế kỷ 21 sẽ là một nhân tố văn hóa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân loại; là một lý tưởng vượt ra khỏi mọi khác biệt, thể thao có thể góp phần giải quyết một cách hữu nghị những đối đầu về chính trị, chủng tộc và tôn giáo trên thế giới; thể thao còn có khả năng đáp ứng một cách lý tưởng việc nâng cao thêm năng lực về thể chất, tinh thần, tăng cường sự thống nhất của gia đình; là một cuộc vận động nhằm khuyến khích việc giáo dục phẩm chất và các hoạt động thể thao trong nhà trường, các CLB, các hiệp hội, các nghề nghiệp và làm tăng gia các giá trị về đạo dức và dân tộc; góp phần sử dụng một cách tích cực những thời gian rảnh rỗi; góp phần vào việc làm cho mọi người hội nhập lại với nhau, ngăn chặn sự cô quạnh, xa lánh và giận dỗi; là biện pháp phòng ngừa để đấu tranh với lối sống phi đạo đức, phản xã hội; sẽ là một công cụ giáo dục nhằm bảo vệ môi trường và gìn giữ môt cách hiệu quả cho những vùng không gian trống ở các đô thị phát triển.

Như vậy, TDTT cho mọi người xuất hiện và phát triển do nhu cầu của con người trong xã hội, nó là bộ phận của nền văn hóa, là thành tựu của con người trong quá trình sáng tạo và sử dụng phương pháp, phương tiện nhằm hoàn thiện năng lực thể chất và tinh thần của chính bản thân con người. 

 “Phát triển thể thao có nghĩa là tạo cơ hội cho con người phát triển hết mức tiềm năng thể thao của họ, từ việc tập thể thao nhằm mục đích giải trí và cải thiện sức khỏe cho đến việc thi đấu thể thao, đồng thời kêu gọi giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội qua việc tham gia các hoạt động thể thao”.

Từ khái niệm trên, phát triển TDTT có 3 chức năng cơ bản: Tạo cơ hội cho người dân tham gia các hoạt động TDTT nhằm mục đích giải trí và cải thiện sức khỏe; Tạo cơ hội cho người dân tham gia các cuộc thi đấu thể thao và phát triển thể thao thành tích cao; Dùng thể thao để chuyển tải các vấn đề của xã hội, góp phần tăng GDP của mỗi quốc gia.

Các lĩnh vực hoạt động TDTT (dẫn chứng khái quát theo Luật TD,TT):

Theo Luật TD,TT sửa đổi năm 2018 các hoạt động TD,TT có 2 lĩnh vực hoạt động lớn, gồm:

Lĩnh vực thứ nhất: TD,TT cho mọi người, bao gồm 3 lĩnh vực chính: 1/ TD,TT quần chúng; 2/ GDTC và thể thao trong nhà trường; 3/ TD,TT trong lực lượng vũ trang.

Lĩnh vực thứ hai: Thể thao thành tích cao, bao gồm 2 lĩnh vực chính: 1/ Thể thao thành tích cao; 2/ Thể thao chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ đi sâu nghiên cứu về 2 hoạt động TDTT chính là hoạt động TDTT quần chúng và GDTC và thể thao trong nhà trường của lĩnh vực TDTT cho mọi người

Hồng Liên