Thế giới cần làm gì để bảo tồn động vật hoang dã

Xung đột giữa con người và động vật hoang dã xuất hiện khi nhu cầu mở rộng môi trường sống của con người tăng lên và hiện đang trở thành một vấn đề cấp bách trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu.

Hiện tại trên thê giới có khoảng 1.556 loài động vật hoang dã được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách. Tại các khu rừng nhiệt đới, nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp khiến rất nhiều loại vô số loài động vật hoang dã đã biến mất bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá. Việc bảo vệ động vật hoang dã trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng xung đột giữa con người và động vật hoang dã là nguyên nhân gây ra nhiều tác động tiêu cực, như việc động vật hoang dã tấn công mùa màng, vật nuôi, con người hoặc phá hoại tài sản. Sự xung đột này kéo theo hàng loạt vấn đề, bao gồm mất sinh kế và khiến nghèo đói trở nên trầm trọng hơn. Tình trạng xung đột là nguyên nhân các Bên tham gia Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) của Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal (KMGBF) cần cùng nhau “quản lý hiệu quả các tương tác giữa con người và động vật hoang dã để giảm thiểu xung đột và cùng tồn tại”. Công ước này cũng đánh dấu lần đầu tiên xung đột giữa con người và động vật hoang dã được đề cập cụ thể trong các mục tiêu toàn cầu về đa dạng sinh học, phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng về mặt chính trị đối với vấn đề trên.

Để giải quyết tình trạng này và góp phần bảo vệ động vật hoang dã, World Bank nhận định thế giới sẽ cần nỗ lực và sự phối hợp liên ngành, giữa các bên liên quan để tạo ra các cơ hội cùng tồn tại giữa con người và động vật hoang dã.

Tạo cơ hội cùng tồn tại giữa con người và động vật hoang dã: Tình trạng xung đột giữa con người và động vật hoang dã sẽ ngày càng tiếp diễn khi cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi, khai thác tăng do bùng nổ dân số. Do đó, điều quan trọng cần làm hiện nay là phải có các phương pháp quản lý và chiến lược để đạt tạo điều kiện cho con người và động vật hoang dã cùng tồn tại. Các vấn đề này cần được quan tâm xây dựng dựa trên sự tham vấn chặt chẽ của cộng đồng và các bên liên quan bị ảnh hưởng. Như đã đề cập ở trên, một trong những điều quan trọng để kết nối các bên liên quan và các ngành cùng nhau đạt được tầm nhìn chung về cùng tồn tại là các chính phủ phải xây dựng chính sách quốc gia về xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Chính sách có thể bao gồm một loạt các biện pháp can thiệp ở cấp cơ sở, như lập kế hoạch sử dụng đất , giáo dục và  tăng cường nhận thức cũng như đánh giá lợi ích và thiệt hại đối với cộng đồng địa phương.

Ngân hàng Thế giới và Chương trình động vật hoang dã toàn cầu sẵn sàng hỗ trợ những nỗ lực này, nhằm giúp đảm bảo rằng các quốc gia và người dân hàng ngày gặp phải xung đột giữa con người và động vật hoang dã có đủ năng lực và công cụ để quản lý xung đột đồng thời thúc đẩy sự chung sống giữa con người và động vật hoang dã để bảo tồn và phát triển.

Lồng ghép chính sách, phối hợp đa ngành: Theo World Bank, điều quan trọng để thúc đẩy giải quyết cuộc xung đột giữa con người và động vật hoang dã  hiện nay là các quốc gia cần ban hành chiến lược tập trung vào vấn đề này. Đồng thời, tầm quan trọng của các chính sách và chiến lược quốc gia nhằm hỗ trợ quản lý xung đột giữa con người và động vật hoang dã vốn là điều không thể phủ nhận. Các chính sang mang lại cho quốc gia định hướng để hoạch định chiến lược, vượt qua các mối đe dọa, giải quyết các nguyên nhân gây ra xung đột giữa con người và động vật hoang dã, đồng thời làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan khác nhau. Các chính sách cũng là công cụ quan trọng giúp các Bộ Môi trường (thường chịu trách nhiệm quản lý động vật hoang dã) lồng ghép  vấn đề xung đột giữa con người và động vật hoang dã vào kế hoạch và ngân sách của các ngành khác.