Thúc đẩy hợp tác ASEAN trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Năm 2023 hợp tác ASEAN về môi trường trong 8 lĩnh vực, bao gồm: biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên nước; môi trường biển và đới bờ; bảo tồn đa dạng sinh học; thành phố bền vững về môi trường; hóa chất và chất thải; giáo dục môi trường; và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Năm 2023 hợp tác ASEAN về môi trường trong 8 lĩnh vực, bao gồm: biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên nước; môi trường biển và đới bờ; bảo tồn đa dạng sinh học; thành phố bền vững về môi trường; hóa chất và chất thải; giáo dục môi trường; và ô nhiễm khói mù xuyên biên giới.

Về biến đổi khí hậu: Tại Hội nghị các nhà Lãnh đạo ASEAN đã thông qua một số văn kiện quan trọng, bao gồm Tuyên bố chung ASEAN về Biến đổi khí hậu gửi Hội nghị lần thứ 28 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), Thỏa thuận thành lập Trung tâm ASEAN về biến đổi khí hậu ở cấp AWGCC và ASOEN nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng AMME lần thứ 17 và các Hội nghị liên quan vào ngày 22-24 tháng 8 năm 2023 tại Viên Chăn, CHDCND Lào.

Về môi trường và biến đổi khí hậu: Hợp tác về môi trường, đặc biệt là về ô nhiễm nhựa, hóa chất và chất thải, biến đổi khí hậu được quan tâm, thúc đẩy trong ASEAN và ASEAN với các đối tác. Đây cũng là nội dung được thảo luận tại Hội nghị Quan chức cao cấp ASEAN về môi trường lần thứ 34, Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN+3, Hội nghị đối thoại hợp tác môi trường ASEAN - Nhật Bản, các Hội nghị đối thoại ASEAN - EU, Hội nghị đối thoại cấp cao ASEAN - Hàn Quốc; Hội nghị đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ tại Indonesia vào cuối tháng 7 năm 2023.

Môi trường biển và đới bờ: Hợp tác ASEAN với các đối tác được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau về bảo tồn đa dạng sinh học biển, quản lý tài nguyên, môi trường biển và vùng bờ, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, đặc biệt chú trọng đến giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững.

Những vấn đề mới nổi: Các nội dung mới trong hoạt động hợp tác ASEAN và các Đối tác đang được thảo luận, triển khai bao gồm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý nhằm chấm dứt rác thải nhựa vào năm 2024; Khung kinh tế xanh ASEAN hướng dẫn việc thực hiện Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo ASEAN về kinh tế xanh đã được thông qua năm 2021; Chiến lược trung hòa các-bon ASEAN (hiện đang được xây dựng theo kênh Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC); Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Sáng kiến Một sức khỏe đã được thông qua.

Phương hướng trọng tâm năm 2024 trong khuôn khổ ASEAN về môi trường tập trung vào 02 nhóm nhiệm vụ quan trọng: (i) Cùng các quốc gia thành viên ASEAN tham dự các Chương trình nghị sự về các quy trình của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC) đang diễn ra đối với Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương, cũng như thảo luận về khả năng xây dựng Tuyên bố chung ASEAN trong tương lai. (ii) Tăng cường hợp tác ASEAN và các đối tác về bảo tồn đa dạng sinh học biển, quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển và vùng bờ cùng với nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững (kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn), thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0”, chuyển đổi năng lượng và quản lý rác thải nhựa tạo động lực cho một ASEAN xanh hơn; thúc đẩy hợp tác với các đối tác nhằm huy động hỗ trợ về thể chế, kỹ thuật và tài chính để xây dựng một cộng đồng ASEAN bền vững và chống chịu.