TP.HCM và Phú Quốc Chỉ số tia cực tím ở mức nguy cơ gây hại rất cao

Mặc dù thời tiết đã dịu nhưng nhiều thành phố vẫn có ngưỡng chỉ số tia cực tím rất cao, đặc biệt tại TP.HCM và Phú Quốc, chỉ số tia cực tím đạt mức 10 - mức nguy cơ gây hại rất cao

Theo trung tam khí tượng thủy văn quốc gia chỉ số tia cực tím tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc (Kiên Giang) ở mức 10.1 - có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời liên tục trong 25 phút.

Trong các ngày từ 23-25/9, chỉ số tia cực tím từ khu vực Trung Bộ vào tới Nam Bộ hời điểm xuất hiện chỉ số tia cực tím cực đại thường xảy ra từ 10 giờ đến 13 giờ; chỉ số tia cực tím ở mức cao đến rất cao, 

cụ thể tại Hà Nội lần lượt là 8, 7, 8; Hải Phòng là 7, 7, 7; thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) là 7, 7, 7; thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế) là 9, 9, 9; Đà Nẵng là 9, 9, 9; Thành phố Hồ Chí Minh là 10, 8, 8; Cần Thơ là 9, 9, 8.

Ttia cực tím có thể gây bỏng da nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời liên tục trong 25 phút. Chỉ số từ 10.5 trở lên là cực kỳ cao, rất nguy hiểm, gây nguy cơ làm tổn thương da, bỏng mắt nếu tiếp xúc ánh nắng Mặt Trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ.

Thang bảng đo chỉ số tia cực tím quy định, từ 2.5-5.4 là mức trung bình, từ 5.5-7.4 là cao, từ 7.5-10.4 là rất cao.

Ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp, nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Để phòng tránh các tác hại của tia cực tím và đề phòng sốc nhiệt, người dân khi làm việc ngoài trời cần trang bị đồ dùng chống nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính…; luôn đảm bảo đủ nước uống cho cơ thể./.

Phùng Tiến