Rừng thông già Đà Lạt chết vì bị đầu độc

Du khách yêu Đà Lạt mỗi khi trở lại đây đều xót xa khi thấy rừng thông ngày càng mất dần.

Từ năm 2015, khi lên Đà Lạt du lịch, đi ngang những cánh rừng thông trơ trụi, tài xế người địa phương đã đau xót bảo: Bọn ác nhơn đã đổ thuốc dưới gốc cho thông chết dần để lấy đất bán.

Từ đó đến nay, năm nào báo chí cũng thông tin chỗ này chỗ kia ở Lâm Đồng, rừng thông chết dần vì bị đầu độc. Chỗ nào có rừng cũng có nhân viên kiểm lâm đấy, nhưng cũng bất lực chả làm gì được, chỉ đến khi cây chết đứng rồi mới biết.

Theo Thống tấn xã Việt Nam, Ngày 9/6,  phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã đến hiện trường tại thôn 1, xã Đạ Sar, tiểu khu 145A, lâm phần thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý, địa giới hành chính thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Tại hiện trường, có khoảng gần 100 cây thông hàng chục năm tuổi bị khoan gốc, bơm đổ chất độc. Nhiều cây đã chết hoặc bắt đầu vàng lá.

Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cho biết tại tiểu khu 145A có hai vị trí cây rừng bị khoan gốc, đổ hóa chất. Vị trí thứ nhất tại ô a, khoảnh 5; vị trí thứ hai tại lô a, khoảnh 7. Tổng số cây thông bị khoan gốc, đổ hóa chất là 53 cây, thiệt hại hơn 31,2m3 gỗ, diện tích hơn 1.200m2.

Các cây thông này có đường kính từ 30-50cm bị khoan gốc và đồ hóa chất đã vàng lá, chết dần. Trên thân cây đã được cơ quan chức năng đánh dấu thứ tự, xác định thiệt hại. Vụ việc này được cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản ngày 25/4/2023.

Theo Trạm quản lý bảo vệ vệ rừng Đa Ra Hoa (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim), diện tích rừng bị "đầu độc" trên thuộc diện quy hoạch rừng phòng hộ. Tại thời điểm kiểm tra, đơn vị này không xác định được đối tượng vi phạm.

Ông Đinh Hữu Đạo, Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, cho biết sau khi xảy ra vụ việc, đơn vị này đã phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tổ chức tuần tra, mật phục hai vị trí rừng bị phá trên và các khu vực xung quanh để bảo vệ hiện trường, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm của các đối tượng phá rừng. Tuy nhiên, đến nay Ban Quản lý vẫn chưa xác định được đối tượng vi phạm../.

Phùng Tiến

Từ năm 2015, khi lên Đà Lạt du lịch, đi ngang những cánh rừng thông trơ trụi, tài xế người địa phương đã đau xót bảo: Bọn ác nhơn đã đổ thuốc dưới gốc cho thông chết dần để lấy đất bán.

Từ đó đến nay, năm nào báo chí cũng thông tin chỗ này chỗ kia ở Lâm Đồng, rừng thông chết dần vì bị đầu độc. Chỗ nào có rừng cũng có nhân viên kiểm lâm đấy, nhưng cũng bất lực chả làm gì được, chỉ đến khi cây chết đứng rồi mới biết.

Theo Thống tấn xã Việt Nam, Ngày 9/6,  phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã đến hiện trường tại thôn 1, xã Đạ Sar, tiểu khu 145A, lâm phần thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim quản lý, địa giới hành chính thuộc xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Tại hiện trường, có khoảng gần 100 cây thông hàng chục năm tuổi bị khoan gốc, bơm đổ chất độc. Nhiều cây đã chết hoặc bắt đầu vàng lá.

Đại diện Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim cho biết tại tiểu khu 145A có hai vị trí cây rừng bị khoan gốc, đổ hóa chất. Vị trí thứ nhất tại ô a, khoảnh 5; vị trí thứ hai tại lô a, khoảnh 7. Tổng số cây thông bị khoan gốc, đổ hóa chất là 53 cây, thiệt hại hơn 31,2m3 gỗ, diện tích hơn 1.200m2.

Các cây thông này có đường kính từ 30-50cm bị khoan gốcđổ hóa chất đã vàng lá, chết dần. Trên thân cây đã được cơ quan chức năng đánh dấu thứ tự, xác định thiệt hại. Vụ việc này được cơ quan chức năng phát hiện, lập biên bản ngày 25/4/2023.

Theo Trạm quản lý bảo vệ vệ rừng Đa Ra Hoa (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim), diện tích rừng bị "đầu độc" trên thuộc diện quy hoạch rừng phòng hộ. Tại thời điểm kiểm tra, đơn vị này không xác định được đối tượng vi phạm.

Ông Đinh Hữu Đạo, Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, cho biết sau khi xảy ra vụ việc, đơn vị này đã phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tổ chức tuần tra, mật phục hai vị trí rừng bị phá trên và các khu vực xung quanh để bảo vệ hiện trường, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm của các đối tượng phá rừng. Tuy nhiên, đến nay Ban Quản lý vẫn chưa xác định được đối tượng vi phạm.../.