Hỗ trợ doanh nghiệp giảm phát thải

Trong Báo cáo tổng hợp phản ánh của các doanh nghiệp, hiệp hội quý I/2023 vừa trình lên Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp cho rằng các Bộ, ngành cần có các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp giảm phát thải, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết tại COP 26

Để hiện thực hóa cam kết tại Hội nghị COP 26, Việt Nam đã ban hành và triển khai các quy định của pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng carbon thấp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ứng dụng các giải pháp quản lý, kỹ thuật thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn.

Báo cáo tổng này, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ), cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng có chương trình cập nhật liên tục cho doanh nghiệp các thông tin mới tại các thị trường quan trọng của Việt Nam để xác định được rõ lộ trình đáp ứng yêu cầu giảm phát thải cho từng ngành, từng lĩnh vực.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần sớm ban hành hướng dẫn kỹ thuật về giảm phát thải theo lĩnh vực và mô hình hoạt động để các doanh nghiệp triển khai kê hoạch hành động, cùng thực hiện các cam kết mà Việt Nam đã đưa ra.

Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Bộ sớm ban hành hướng dẫn về phương pháp, cách thức kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ ngành đầu mối như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… thiết lập các chuyên trang thông tin và/hoặc chương trình giao ban định kỳ (hàng tháng hoặc hàng quý) với doanh nghiệp 

để trao đổi thông tin 2 chiều đối với các vấn đề có nhiều diễn biến mới trên quy mô toàn cầu (như xu hướng chuyển đổi xanh, giảm phát thải...), nhằm giúp doanh nghiệp trong nước sớm định hình hướng đi, tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức.
Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành Công Thương, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan, nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm chia sẻ kinh nghiệp, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là sự sẵn sàng tham gia thị trường carbon cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong Báo cáo tổng hợp phản ánh, kiến nghị; phía doanh nghiệp và hiệp hội cho biết, nhiều hiệp hội đang lúng túng trong thực thi các quy định mới liên quan đến giảm phát thải trong nước và quốc tế do chưa có hướng dẫn về phương pháp, cách thức kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Các doanh nghiệp lo ngại, giảm phát thải trong quá trình sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần doanh nghiệp thực hiện sớm không chỉ để đáp ứng yêu cầu trong nước mà do nhiều chính sách liên quan từ các thị trường xuất khẩu chính sẽ được áp dụng từ năm 2023 và các năm sau. Bởi, từ sau Hội nghị COP 26, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có nhiều chuyển động chính sách với các yêu cầu mới liên quan đến giảm phát thải. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải chứng minh nỗ lực giảm phát thải, nếu khống muốn đứng ngoài cuộc.
để trao đổi thông tin 2 chiều đối với các vấn đề có nhiều diễn biến mới trên quy mô toàn cầu (như xu hướng chuyển đổi xanh, giảm phát thải...), nhằm giúp doanh nghiệp trong nước sớm định hình hướng đi, tận dụng mọi cơ hội, vượt qua các thách thức.Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành Công Thương, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các Bộ ngành liên quan, nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm chia sẻ kinh nghiệp, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đặc biệt là sự sẵn sàng tham gia thị trường carbon cho các doanh nghiệp Việt Nam.Trong Báo cáo tổng hợp phản ánh, kiến nghị; phía doanh nghiệp và hiệp hội cho biết, nhiều hiệp hội đang lúng túng trong thực thi các quy định mới liên quan đến giảm phát thải trong nước và quốc tế do chưa có hướng dẫn về phương pháp, cách thức kiểm kê sử dụng năng lượng và phát thải trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Các doanh nghiệp lo ngại, giảm phát thải trong quá trình sản xuất là vấn đề đặc biệt quan trọng, cần doanh nghiệp thực hiện sớm không chỉ để đáp ứng yêu cầu trong nước mà do nhiều chính sách liên quan từ các thị trường xuất khẩu chính sẽ được áp dụng từ năm 2023 và các năm sau. Bởi, từ sau Hội nghị COP 26, các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam có nhiều chuyển động chính sách với các yêu cầu mới liên quan đến giảm phát thải. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải chứng minh nỗ lực giảm phát thải, nếu khống muốn đứng ngoài cuộc.