Thành lập nhiều khu bảo tồn đa dạng sinh học

Thành lập nhiều khu bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Trong giai đoạn 2016 – 2022, thành lập mới 01 vườn quốc gia, 02 khu bảo tồn đất ngập nước, 02 khu bảo tồn loài sinh cảnh, 02 Khu dữ trữ thiên nhiên, 02 khu Ramsar, 02 khu dự trữ sinh quyển thế giới; 05 Vườn di sản ASEAN; thành lập 03 hành lang đa dạng sinh học cấp tỉnh với tổng diện tích 521.878,28 ha; kết nối đa dạng sinh học tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Thừa Thiên - Huế.

Từ năm 2016 - 2022, đã có 07 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học được thành lập; 10 khu bảo tồn biển đã được thành lập với tổng diện tích là 187.810,93 ha, chiếm 0,19% diện tích vùng biển Việt Nam.

 Trong giai đoạn 2016- 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra nhiều mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học cho giai đoạn mới; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đã sắp xếp hệ thống các khu bảo tồn hiện có và đề xuất nghiên cứu để từng bước thành lập và đưa vào hoạt động các khu bảo tồn mới; rà soát và nâng cấp hệ thống cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; đề xuất mới hệ thống hành lang đa dạng sinh học.

Tính đến nay, đã có 23 quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phê duyệt; 11 quy hoạch đang trong quá trình thẩm định. Qua đó, đã quy hoạch thêm các đối tượng quy hoạch mới (44 khu bảo tồn thiên nhiên, 37 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và 15 hành lang đa dạng sinh học).

https://monre.gov.vn/Pages/thanh-lap-nhieu-khu-bao-ton-da-dang-sinh-hoc.aspx?cm=M%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

https://monre.gov.vn/Pages/thanh-lap-nhieu-khu-bao-ton-da-dang-sinh-hoc.aspx?cm=M%C3%B4i%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng