Việt Nam triển khai đề án cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất khu vực miền núi, trung du.

Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể.

Mục đích của Kế hoạch nhằm làm cơ sở phân công, chỉ đạo các đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1262/QĐ-TTg;

Để thực hiện mục tiêu trên, Đề án triển khai các nhóm nhiệm vụ cụ thể gồm rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất đá, lũ quét.

Tập trung xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể, đồng thời 

cung cấp, trao đổi thông tin cảnh báo với cộng đồng dân cư; tăng cường năng lực ứng phó thiên tai của các cán bộ và người dân địa phương thông qua các hoạt động chuyển giao kết quả, tập huấn và truyền thông của Đề án;

Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện; Đề cao sự tham gia của cộng đồng trong công tác phối hợp cung cấp thông tin phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ; hạn chế gia tăng nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Kế thừa, lồng ghép, triển khai Kế hoạch này với việc tổ chức thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn (Chương trình 705) và các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đã được phê duyệt có nội dung phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ trong Quyết định số 1262/QĐ-TTg.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia phát triển về khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng lực, khả năng nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong phân vùng và cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Để triển khai Kế hoạch hiệu quả, Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét; Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao (ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp); Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du và miền núi Việt Nam; Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cao năng lực cộng đồng trong truyền thông và sử dụng thông tin cảnh báo sớm.

1. Rà soát, xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, quy trình, quy định kỹ thuật phục vụ triển khai các nhiệm vụ liên quan đến phân vùng và cảnh báo sớm thiên tai sạt lở đất, lũ quét. Trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; các quy định, quy trình kỹ thuật đo đạc, điều tra khảo sát hiện trạng, lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

Xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế - kỹ thuật về công tác điều tra, khảo sát chi tiết, lập bản đồ phân vùng nguy cơ và phân vùng rủi ro sạt lở đất, lũ quét ở tỷ lệ lớn. c) Xây dựng văn bản về quy chế phối hợp, vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống dữ liệu sạt lở đất, lũ quét; cung cấp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý - điều tra, đánh giá - chính quyền - cộng đồng dân cư địa phương trong công tác cảnh báo sớm về sạt lở đất, lũ quét.

2. Thiết lập và duy trì vận hành hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét gồm: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; Thiết lập Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: nâng cấp, phát triển các mô hình cảnh báo sạt lở đất, lũ quét cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét thời gian thực, có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, cơ quan cảnh báo, dự báo và người dân trong thu nhận, phân tích, xử lý thông tin dữ liệu; vận hành thử nghiệm tại trung ương và 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; Duy trì vận hành Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm: đầu tư trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông 

tin phục vụ vận hành hệ thống cảnh báo sớm; xây dựng quy chế vận hành, khai thác và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung; ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát, cập nhật cơ sở dữ liệu phục vụ cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét cho hệ thống thông tin - cảnh báo sớm.

3. Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao (ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp): Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét; Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí 3 tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn; Lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét. d) Lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất, lũ quét.

4. Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du và miền núi Việt Nam: Ứng dụng công nghệ viễn thám để điều tra, giám sát, cập nhật thông tin hiện trạng sạt lở đất, lũ quét và các lớp thông tin phục vụ cảnh báo sớm; xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét; Điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin về sạt lở đất, lũ quét; thông tin cơ sở hạ tầng, dân sinh, kinh tế; thông tin về đặc điểm địa chất - khí tượng thủy văn phục vụ tính toán lập bản đồ phân vùng tính dễ bị tổn thương, mức độ phơi bày do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam; Lập bản đồ hiện trạng sạt lở đất, lũ quét, bộ bản đồ thành phần địa chất, thủy văn tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 37 tỉnh trung du, miền núi Việt Nam;

Lập bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 15 tỉnh: 03 tỉnh thuộc khu vực Bắc Bộ (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên), 05 tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), 05 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) và 02 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai);

Cập nhật bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro thiên tai do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:50.000 và tỷ lệ 1:25.000 cho 22 tỉnh đã thực hiện tại Chương trình 705.

5. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; nâng cao năng lực cộng đồng trong truyền thông và sử dụng thông tin cảnh báo sớm:  Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại trong dự báo, cảnh báo và xây dựng Hệ thống thông tin - cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét; Nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét; Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ phương pháp, thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét và phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét.

Sản phẩm của Đề án sẽ được chuyển giao đến các cấp chính quyền và người dân ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét nhằm nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ phòng, tránh sạt lở đất, lũ quét trong cộng đồng, giảm nhẹ thiệt hại do sạt lở đất, lũ quét gây ra.

Lũ quét và sạt lở đất là hai loại hình thiên tai rất nguy hiểm do tính bất ngờ, không thể dự báo sớm, thường để lại hậu quả nặng nề về người và của. Tại Việt Nam, nhiều vụ sạt lở đất rất thương tâm đã xảy ra như sạt lở đất tại thuỷ điện Rào Trăng, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế hay vụ sạt lở đất tại Đoàn kinh tế - quốc phòng 337, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị trong mùa mưa lũ lịch sử năm 2020 ở miền Trung.